Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
Viêm phụ khoa có đặt vòng được không? Lưu ý khi đặt vòng
Ẩn
]Đặt vòng là một trong những phương pháp giúp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, có một số người đang băn khoăn liệu bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
I – Vòng tránh thai là gì? Ưu nhược điểm của vòng tránh thai
Trước khi giải đáp viêm phụ khoa có đặt vòng được không? Chúng ta cần hiểu rõ vòng tránh thai là gì? Có công dụng nào, được chia làm mấy loại.
Vòng tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai được sử dụng rộng rãi bởi tính đơn giản và hiệu quả. Tại Việt Nam, vòng tránh thai chứa đồng Multiload 375 và TCu 380A đang được chị em sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, trong thời gian gần đây có xuất hiện vòng tránh thai nội tiết tố Mirena.
Đặt vòng phương pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn.
Vòng tránh thai là dụng cụ nhỏ có hình dạng như chữ T được đặt vào lòng tử cung của phụ nữ. Cơ chế tác dụng của vòng tránh thai đó chính là gây nên phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung. Từ đó, làm thay đổi về cấu trúc sinh hóa tế bào nội mạc và không tạo điều kiện thuận lợi cho trứng thụ tinh và làm tổ trong cổ tử cung.
1. Ưu điểm của vòng tránh thai
Hiệu quả tránh thai cao có thể lên đến 99%, tùy vào từng loại mà thời gian tác dụng từ 5 đến 10 năm.
Đặt vòng tránh thai nhanh chóng, đơn giản và có chi phí hợp lý.
Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em không bị ảnh hưởng trong quan hệ tình dục hoặc ảnh hưởng tới khoái cảm.
2. Nhược điểm khi đặt vòng
Khi chị em đặt vòng tránh thai có thể bị viêm lòng tử cung. Điều này khiến cho sức đề kháng của cơ quan sinh dục giảm đi nên chị em dễ bị viêm nhiễm phụ khoa và ra nhiều khí hư.
Lượng máu tiết ra trong chu kỳ kinh nguyệt thường nhiều hơn, nên có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
Đặt vòng còn có thể khiến cho chị em gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nổi mụn, nhức đầu, đau tức ngực….
II – Viêm phụ khoa có đặt vòng được không?
Đặt vòng là phương pháp tránh thai phổ biến được đa số chị em lựa chọn, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, có một số chị em gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa nên còn băn khoăn liệu có đặt vòng được không?
Viêm phụ khoa có đặt vòng được không? Là băn khoăn của nhiều chị em.
Các chuyên gia cho rằng, nếu chị em đang trong thời gian bị viêm nhiễm phụ khoa không nên thực hiện đặt vòng tránh thai hoặc các can thiệp ngoại khoa tại âm đạo. Chị em cần điều trị ổn định, sau đó mới có thể đặt vòng.
III – Tại sao viêm phụ khoa không nên đặt vòng tránh thai?
Bị viêm phụ khoa có đặt vòng được không? Chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời. Sở dĩ không nên đặt vòng khi bị viêm nhiễm phụ khoa là bởi:
1. Tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập
Khi thực hiện đặt vòng, vi khuẩn, nấm sẽ có cơ hội xâm nhập sâu vào bên trong cơ quan sinh dục thông qua dụng cụ đặt vòng. Do đó, việc đặt vòng có thể khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn. Lúc này, tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan sang các vùng khác như viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo trang evvy.com: Một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 đã kiểm tra 108 phụ nữ được đặt vòng tránh thai bằng đồng và phát hiện ra rằng sau 12 tháng, họ có tỷ lệ nhiễm các loài Candida , mycoplasma và các dấu hiệu viêm cao hơn một chút so với trước khi đặt vòng tránh thai.
Một nghiên cứu khác đánh giá vòng tránh thai bằng đồng được 95 phụ nữ ở Iran sử dụng cho thấy tỷ lệ nhiễm Candida cao hơn trong các mẫu âm đạo 3 tháng sau khi đặt . Tuy nhiên, vì những nghiên cứu này có số lượng người tham gia hạn chế nên cần có nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định chắc chắn liệu vòng tránh thai bằng đồng có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men hay không.
Một nghiên cứu năm 2018 trên phụ nữ ở Thái Lan không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo (BV) giữa phụ nữ có và không có vòng tránh thai bằng đồng. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố vào năm 2020 cho thấy BV xảy ra thường xuyên hơn ở những người tham gia đặt vòng tránh thai bằng đồng so với những người tham gia đặt vòng tránh thai nội tiết tố hoặc không sử dụng biện pháp tránh thai.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác vào năm 2021 được thực hiện ở Châu Phi cho thấy phụ nữ đặt vòng tránh thai bằng đồng có nguy cơ mắc bệnh BV cao hơn một chút so với những phụ nữ không đặt vòng tránh thai.
Môi trường vùng chậu là vô trùng, nhưng khi vi khuẩn tấn công và xâm nhập sẽ gây nên những bệnh lý nguy hiểm. Về lâu dài, tình trạng viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản.
2. Đặt vòng khiến việc điều trị viêm phụ khoa khó khăn hơn
Vòng tránh thai sau khi đưa vào tử cung sẽ xảy ra những phản ứng phòng vệ. Bình thường, các phản ứng này diễn ra nhanh chóng và mọi thứ trở về như cũ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt là người bị viêm nhiễm phụ khoa thì hiện tượng này trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể như:
– Rong kinh: Rong kinh và ra máu là phản ứng phụ của cơ thể sau khi đặt vòng tránh thai. Tình trạng này khiến cho các chị em bị thiếu máu, trở nên xanh xao, gây nhiều cản trở và làm mất tập trung trong công việc, sinh hoạt thường ngày.
Đặt vòng khi bị viêm phụ khoa khiến việc điều trị bệnh khó hơn.
– Tăng tiết dịch âm đạo: Sau khi đặt vòng chị em có thể gặp phải tình trạng ra nhiều khí hư và có màu sắc bất thường. Đi kèm với đó là mùi hôi tanh khó chịu, sưng ngứa vùng kín. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng lại với vật thể lạ và gây nên hiện tượng viêm nhiễm âm đạo.
Âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn bình thường không những gây cảm giác khó chịu mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn kỵ khí sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Điều này khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng trở nên phức tạp hơn.
– Đau lưng, đau bụng nghiêm trọng: Đau lưng, đau bụng, đau vùng chậu là một trong những tình trạng nhiều chị em thường gặp phải sau khi đặt vòng. Cơn đau này có thể không thuyên giảm và ngày càng trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là chị em làm việc hay khuân bê đồ nặng.
Những hiện tượng nêu trên sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm phụ khoa bị tổn thương thêm và gây khó khăn cho việc điều trị. Đây cũng là câu trả lời dành cho những ai còn đang thắc mắc viêm phụ khoa có đặt vòng được không?
3. Đặt vòng khi bị viêm phụ khoa có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Thao tác đặt vòng có thể gây chảy máu âm đạo. Tình trạng này nếu như kết hợp với việc âm đạo đang bị viêm nhiễm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của chị em.
Với những nguyên nhân nêu trên, chị em đã có câu trả lời cho câu hỏi viêm phụ khoa có đặt vòng được không? Nếu đang bị viêm nhiễm, chị em nên điều trị khỏi hoàn toàn rồi mới tiến hành thủ thuật đặt vòng tránh thai.
IV – Các trường hợp không nên đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai là một trong những giải pháp được nhiều chị em lựa chọn để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do không đáp ứng đủ nhu cầu về tình trạng sức khỏe, bác sĩ có thể chống chỉ định thực hiện phương pháp này.
1. Chống chỉ định đặt vòng tuyệt đối
– Phụ nữ bị ung thư vú.
– Phụ nữ có dấu hiệu nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai
– Chị em đã hoặc đang mắc một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc một số bệnh lý ác tính, viêm nhiễm liên quan tới đường sinh dục.
Phụ nữ đang mang thai không được đặt vòng.
– Tử cung đã có tiền sử bị dị tật bẩm sinh hoặc có những khối u xơ ở tử cung.
– Phụ nữ sau khi thực hiện thủ thuật nạo phá thai được chống chỉ định đặt vòng tránh thai.
2. Chống chỉ định đặt vòng tránh thai tương đối
Những đối tượng dưới đây thường được xem là có nguy cơ để lại nhiều biến chứng không mong muốn khi đặt vòng tránh thai. Vì vậy, trước khi chị em muốn thực hiện nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gặp phải những hậu quả không mong muốn.
– Người chưa từng sinh con thường được khuyến cáo không nên đặt vòng tránh thai.
– Chị em đã từng mang thai ngoài tử cung hoặc tái tạo tai vòi.
– Chị em nếu mắc một số bệnh liên quan tới hệ thần kinh cũng không nên thực hiện phương pháp này. Bởi nếu đặt vòng sẽ gây nhiều khó khăn trong việc theo dõi vòng.
– Tình trạng rối loạn đông máu nếu như chưa có phương pháp điều trị, kiểm soát hiệu quả thường các bác sĩ cũng sẽ chống chỉ định thực hiện phương pháp tránh thai.
– Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý như: Lạc nội mạc tử cung, hở van tim, u xơ tử cung, sa sinh dục cấp độ II, III… thường được chống chỉ định không sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai.
– Bên cạnh đó, bệnh nhân có tiền sử dị ứng với đồng hay gặp khó khăn trong vấn đề về hấp thu hoặc bị bệnh Wilson cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện thủ thuật đặt vòng.
V – Trước khi đặt vòng tránh thai chị em nên làm gì?
Vòng tránh thai được đặt vào tử cung bởi các bác sĩ chuyên khoa. Quá trình này thường diễn ra trong khoảng 15 phút và không cần gây mê hay tê.
Đặt vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai khá hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trước khi thực hiện chị em cần chú ý tới một số vấn đề dưới đây:
1. Đi thăm khám tại các cơ sở y tế
Không phải đối tượng nào cũng thích hợp với phương pháp tránh thai này. Nếu không hợp, bạn có thể gặp phải một số tình trạng như đau lưng, đau bụng dưới, mệt mỏi, ra máu âm đạo… hoặc các tác dụng phụ không mong muốn khác.
Đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Ngoài ra, phương pháp đặt vòng còn chống chỉ định thực hiện với một số trường hợp cụ thể. Do đó, trước khi bạn quyết định đặt vòng nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, kiểm tra xem mình có bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc thuộc một trong các trường hợp chống chỉ định hay không.
2. Điều trị dứt điểm bệnh phụ khoa trước khi đặt vòng tránh thai
Nếu chị em đang muốn đặt vòng để ngừa thai nhưng đang bị viêm nhiễm phụ khoa trước hết cần phải tiến hành điều trị bệnh dứt điểm. Viêm nhiễm phụ khoa do nhiều nguyên nhân gây nên và có nhiều mức độ khác nhau. Do đó, chị em nên đi thăm khám làm một số xét nghiệm cần thiết để bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Tùy vào từng mức độ của bệnh sẽ có những cách điều trị như:
2.1. Điều trị viêm phụ khoa ở mức độ nhẹ
Đối với những trường hợp bị viêm phụ khoa ở mức độ nhẹ có thể tham khảo và sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để cải thiện tình trạng.
– Dùng dung dịch nước muối
Vệ sinh vùng kín bằng nước muối.
Muối có tính sát khuẩn cao, giúp giảm ngứa và ngăn ngừa các loại vi khuẩn phát triển mạnh. Do đó, dùng nước muối được xem là một trong những giải pháp hữu hiện để trị ngứa vùng kín.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn chuẩn bị 1 ít muối hạt và nước ấm.
Bước 2: Hòa tan muối trong nước ấm và dùng chúng để vệ sinh vùng kín.
Bước 3: Vệ sinh vùng kín lại bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn lượng nước muối còn sót lại trên da.
– Dùng lá chè xanh
Từ lâu, chè xanh đã được nhiều người dùng để trị viêm nhiễm phụ khoa. Bởi chúng có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giúp vệ sinh vùng kín sạch sẽ và se khít hiệu quả. Bên cạnh đó, lá chè xanh còn có hiệu quả trong một số trường hợp ra huyết trắng và ngứa âm đạo.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Dùng 1 nắm lá chè xanh rửa sạch đun sôi rồi thêm 1 chút muối trắng vào.
Bước 2: Cho vào nồi cùng một ít nước và đun sôi rồi đổ ra chậu. Chờ cho hỗn hợp bớt nóng thì có thể dùng để xông hơi vùng kín từ 7 đến 10 phút.
Bước 3: Bạn dùng chính nước này để rửa vùng kín và lau lại bằng khăn mềm, khô.
2.2. Trị viêm phụ khoa ở mức độ nặng
Bản chất của viêm nhiễm phụ khoa là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục. Do đó, để điều trị dứt điểm căn bệnh này cần phải loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm và duy trì môi trường ổn định của âm đạo. Do đó, thuốc kháng sinh thường phát huy công hiệu tối đa trong những trường hợp này.
Sau khi thăm khám, kiểm tra bác bác sĩ sẽ nắm được nguyên nhân, mức độ để từ đó kê đơn thuốc phù hợp có thể là thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc đặt âm đạo. Người bệnh cần thực hiện tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, với các ca viêm nhiễm phụ khoa phức tạp hơn bác sĩ cũng có thể đưa ra các phương án can thiệp ngoại khoa như: Áp lạnh, phẫu thuật,…
Sau khi điều trị viêm phụ khoa ổn định bạn nên đi thăm khám lại để bác sĩ xem xét đã đặt vòng tránh thai được hay chưa.
Mong rằng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được viêm phụ khoa có đặt vòng được không? Nếu chị em còn băn khoăn nào hay muốn hiểu rõ hơn về sản phẩm Elpis 40+ vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí) để được tư vấn chi tiết hơn.
Tham khảo thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh