Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
So sánh âm hộ và âm đạo: Cấu tạo, vị trí, chức năng với cơ thể
Ẩn
]Âm hộ và âm đạo là bộ phận có chức năng quan trọng đối với cơ thể chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cấu tạo, vị trí chức năng cũng như một số vấn đề có thể gặp phải để chủ động phòng tránh bảo vệ sức khỏe vùng kín. Chính vì vậy, trong bài viết này dược sĩ Elpis 40+ sẽ chia sẽ một số thông tin giúp chị em có thêm kiến thức hữu ích.
I – Âm hộ và âm đạo là gì?
Âm hộ và âm đạo là một trong những bộ phận sinh dục có vai trò quan trọng đối với chị em phụ nữ.
Âm hộ | Âm đạo | |
Khái niệm | Theo clevelandclinic: Âm hộ là một tên gọi khác của bộ phận sinh dục chúng nằm ở bên ngoài của bộ phận sinh dục.
Âm hộ có chức năng quan trọng trong sính sản và sinh lý của chị em phụ nữ. Vị trí nhạy cảm này có thể dẫn tới một số bất thường nếu như chị em không chăm sóc và bảo vệ đúng cách. |
Âm đạo là một ống của bộ phận sinh dục nữ, là một đường kênh hẹp. Chúng được cấu tạo bởi các cơ và phần bắt đầu dẫn từ cổ tử cung ra bên ngoài cơ thể.
Phía bên ngoài của âm đạo được bao bọc bởi một lớp màng mỏng được gọi là màng trinh. Nhiều người thường nghĩ rằng âm đạo sẽ bao gồm cả âm hộ và âm vật. Tuy nhiên, những bộ phận này chỉ là một phần của âm hộ và nằm ngoài cấu tạo của âm vật. Theo trang my.clevelandclinic.org: Âm đạo bao gồm một số loại mô và tế bào tiết ra chất lỏng giữ cho thành âm đạo của bạn ẩm, đàn hồi và khỏe mạnh. Các tế bào trong âm đạo đặc biệt phản ứng với hormone estrogen. Cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất lượng estrogen cao hơn trong độ tuổi sinh sản và khi bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ giảm dần xuống. Estrogen tiết ra ít sau thời kỳ mãn kinh có thể khiến thành âm đạo của chị em bị mỏng và khô. |
Cấu tạo | Âm hộ là phần bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ. Cấu tạo của âm hộ gồm có các bộ phận dưới đây:
Gò mu: Gò mu hay còn được gọi là xương mu, đây là các mô mỡ dưới da, nằm nhô lên phía cửa mình và bao quanh môi lớn. Ở tuổi dậy thì, lông mu sẽ bắt đầu phát triển và bao phủ phần gò mu này. Môi lớn (môi ngoài): Môi lớn là hai mô da nằm 2 bên, chúng kéo dài từ phần gò mu cho đến phía trước hậu môn và được bao bọc bởi lông mọc xung quanh. Môi lớn kết hợp cùng với môi bé để bảo vệ, che chắn cho cấu trúc bên trong bộ phận sinh dục nữ. Môi bé (môi trong): Môi bé không có lông và thẳng đứng bên trong môi ngoài. Chúng bắt đầu từ phía trên âm vật và kéo dài xuống vùng da giữa cửa âm đạo và hậu môn. Một số người gọi phần trên cùng là “mũ trùm âm vật”. Giống như đôi môi bên ngoài của bạn, đôi môi bên trong cũng có nhiều loại. Một số có tính đối xứng. Những người khác thì không. Một số nằm gọn trong môi ngoài, trong khi một số khác nhô ra ngoài và rủ xuống. Giống như môi ngoài, môi trong của bạn rất nhạy cảm và đầy máu khi bạn bị kích thích. Âm vật: Âm vật hay có tên gọi khác là hột le là một khối mô cứng nhô lên khoảng 1,5cm nằm ở giữa cửa mình. Theo trang my.clevelandclinic.org âm vật của bạn là trung tâm khoái cảm trong cơ thể. Theo một nghiên cứu gần đây, nó chứa hơn 10.000 đầu dây thần kinh – nhiều hơn bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể con người. m vật rất nhạy cảm nên một số người có thể cảm thấy đau khi bị ấn quá mạnh (hoặc thậm chí chạm trực tiếp vào nó). Lỗ niệu đạo (lỗ tiểu): Ngay bên dưới âm vật của bạn là lỗ niệu đạo. Đây là nơi nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể qua niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ bàng quang. Niệu đạo nằm phía trên âm đạo và phía dưới cách âm vật khoảng 2cm. Âm đạo: Đây là bộ phận nối từ cửa mình vào trong cổ tử cung. m đạo có hình ống dài và có tình đàn hồi cao có thể co giãn gấp nhiều lần để hỗ trợ cho việc quan hệ tình dục hay sinh con. Màng trinh: Đây là một tấm màng mỏng nằm phía trong của âm đạo, cách cửa âm đạo khoảng 1-2cm. Màng trình là phần dư còn sót lại trong thời kỳ thai nhi phát triển. Tùy vào cấu tạo cơ thể của mỗi người mà một số bé gái khi sinh ra đã không có màng này. |
Cấu tạo của âm đạo gồm có 3 lớp như sau:
Thành âm đạo: Đây là lớp ngoài cùng của âm đạo, lớp này khá trơn dạng lưới bao gồm các niêm mạc và các mô có chứa nhiều dây thần kinh dẫn truyền. Bề mặt của thành âm đọa có những nếp gấp, nhờ đó âm đạo có thể giãn rộng khi quan hệ tình dục và sinh nở. Khi chị em bước vào chu kỳ kinh nguyệt, những mô trong thành âm đạo sẽ có những thay đổi. Còn ở giai đoạn rụng trứng, các tế bào nào ngoài ( có tác dụng giữ glycogen) sẽ bong ra,, glycogen bị phân hủy và giúp cơ thể duy trì được độ pH ở mức bình thường. Nhờ đó, âm đạo được bảo vệ để không cho vi khuẩn, nấm men hay các tác nhân có hại tấn công gây viêm nhiễm. Giữa âm đạo: Lớp giữa của âm đạo là lớp co tròn nội mô yếu, chúng được bao bọc bởi lớp cơ bên ngoài mạnh mẽ hơn. Vì vậy, chúng có tác dụng co bóp mạnh khi chị em quan hệ tình dục hay sinh đẻ. Trong âm đạo: Ở lớp trong cùng của âm đạo chính là một lớp mô liên kết bên ngoài kết hợp cùng với các mô chứa mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh. Lớp cơ của âm đạo có cấu tạo nhiều lớn nên giúp cho cơ quan này có thể giãn nở tốt và không có kích thước cố định. Theo trang my.clevelandclinic.org độ sâu trung bình của âm đạo khoảng 3,5 inch. Nhưng kích thước sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cân nặng, tuổi tác, cân nặng và đã trải qua thời kỳ mãn kinh chưa. Các cuộc phẫu thuật liên quan tới khoang chậu cũng có thể ảnh hưởng tới chiều dài tổng thể của âm đạo. |
Vị trí | Có không ít chị em cảm thấy lúng túng khi không biết âm hộ nằm ở đâu trong cơ thể.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, âm hộ nằm bên trong thành môi bé, dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn. Đây được xem là cửa dẫn vào âm đạo. |
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa âm hộ và âm đạo, tuy nhiên chúng không giống nhau. Âm đạo của phụ nữ là cơ quan giống như ống nằm bên trong cơ thể và mở ra ngoài cơ thể.
Theo thông tin trên trang my.clevelandclinic.org cho biết vị trí của âm đạo như sau: Bên trong cơ thể: Âm đạo kéo dài từ cổ tử cung ra đến âm hộ. m đạo nằm giữa bàng quang (nơi chứa nước tiểu) và trực tràng (nơi chứa phân). Bên ngoài cơ thể: Âm đạo kéo dài từ tử cung ra đến âm hộ, phía bên ngoài âm đạo sẽ nằm dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn. Cửa âm đạo là nơi liên kết các chức năng bên trong và bên ngoài của cơ thể. Cửa âm đạo là nơi em bé được sinh ra và nơi đưa máu kinh nguyệt ra ngoài. Chúng được bảo vệ bởi các màng trình và các môi âm hộ. |
Chức năng | Như đã chia sẻ ở trên, âm hộ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh lý và hoạt động sinh sản của chị em phụ nữ. Chức năng của âm hộ bao gồm:
– Âm hộ giúp che chắn, bảo vệ hệ thống cơ quan sinh dục và sinh sản quan trọng như môi lớn, môi bé, âm đạo, tử cung, âm vật… – Cấu tạo của âm hộ là trung tâm của hệ thống cơ quan sinh sản nữ giới. Đồng thời là nơi giúp chị em đạt được khoái cảm trong khi quan hệ tình dục. Khi nhận được sự kích thích, âm hộ sẽ tiết ra các tuyến nhờn, tuyến dịch âm đạo giúp cho việc quan hệ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. – Bên cạnh đó, các tuyến nhờn được tiết ra từ âm hộ còn có tác dụng làm sạch vùng kín. Đồng thời, ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh, giúp bảo vệ âm đạo được sạch sẽ và khỏe mạnh hơn. – Âm hộ và âm đạo là bộ phận mà bác sĩ phụ khoa có thể thăm khám và đánh giá được tình trạng sức khỏe bên trong, bên ngoài của cơ quan sinh dục. |
Chức năng của âm đạo rất đa dạng, chúng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh sản và sinh lý của chị em phụ nữ.
Dưới đây là một số chức năng chính có thể kể đến như: – Là nơi kinh nguyệt thoát ra ngoài: Kinh nguyệt là sự bong tróc ra hàng tháng của lớp niêm mạc tử cung hay còn gọi là dạ con ở người phụ nữ. Máu kinh gồm một phần là máu, một phần là niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) từ bên trong tử cung chảy qua cổ tử cung và được đẩy ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. – Bộ phận quan trọng trong việc tình dục: Trong quá trình sinh hoạt tình dục, âm đạo sẽ nhận những kích thích từ đối phương khiến cho độ ẩm tăng lên. Bên cạnh đó, thành niêm mạc cũng giúp tiết ra những chất nhờn tự nhiên dùng để bôi trơn. Nhờ đó, dương vật dễ dàng thâm nhập vào sâu hơn và hoạt động tình dục sẽ được diễn ra trơn tru hơn. – Mang lại khoái cảm tình dục: Thành âm đạo là nơi chứa nhiều dây thần kinh cho phép phụ nữ cảm nhận được khoái cảm khi quan hệ tình dục. m đạo mở rộng và được bôi trơn khi bạn bị kích thích để ngăn ngừa sự ma sát, đau đớn. – Cơ quan quan trọng trong quá trình sinh sản: Đây cũng là một chức năng không thể bỏ qua khi nhắc tới âm đạo. m đạo có khả năng đàn hồi cao và co dãn tốt. Chính điều này hỗ trợ rất nhiều trong quá trình đón nhận dương vật, thụ tinh, mang thai và sinh nở. – Nhận biết bệnh phụ khoa: Thông qua đường âm đạo, bác sĩ có thể khám cơ quan sinh dục bên trong và bên ngoài của phụ nữ. Từ đó, đánh giá được tình trạng sức khỏe phục khoa cũng như xác định được cụ thể ngày rụng trứng. |
Hiểu rõ cấu tạo chức năng của âm hộ và âm đạo.
II – Một số vấn đề thường gặp ở âm hộ và âm đạo
Với những so sánh âm đạo và âm hộ nêu trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 bộ phận này. m hộ và âm đạo đều giữ vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản và sinh lý của chị em.
Tuy nhiên, đây là khu vực nhạy cảm nên dễ gặp phải một số dấu hiệu bất thường. Nếu chị em không nhận biết sớm, thăm khám kịp thời có thể gây nhiều khó khăn cho việc chữa trị.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy âm hộ và âm đạo đang gặp bất thường cần phải chăm sóc và điều trị:
1. Ngứa âm hộ và âm đạo
Đây là hiện tượng ngứa ran ở âm đạo, hai bên mép âm hộ khiến cho chị em cảm thấy khó chịu. Cơn ngứa có thể diễn ra thường xuyên hoặc thành từng cơn khác nhau về thời gian.
Hiện tượng ngứa âm hộ và âm đạo ở phụ nữ có thể chỉ là ngứa đơn thuần. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa đi kèm với một số triệu chứng khác như nổi mụn ngứa, khí hư có mùi hôi thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.
Ngứa ngáy là dấu hiệu thường gặp ở âm hộ và âm đạo.
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa âm hộ và âm đạo như:
– Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, không vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc không vệ sinh trước và sau khi quan hệ.
Sử dụng dung dịch vệ sinh có thành phần kích ứng, chất tẩy rửa mạnh.
– Do một số bệnh lý như: Viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo, mụn rộp sinh dục, ký sinh trùng, viêm cổ tử cung, sùi mào gà…
2. Ra khí hư bất thường
Khí hư bình thường có màu trong như lòng trắng trứng gà hoặc hơi ngả vàng và không có mùi hoặc tanh nhẹ. Nếu như chị em bị các bệnh về đường sinh dục, khí hư sẽ có các dấu hiệu bất thường như:
– Khí hư tiết ra dịch nhiều hơn bình thường.
– Màu sắc khí hư chuyển sang màu vàng, màu xanh hoặc xám…
– Khí hư bị vón cục, có bọt kèm theo mùi hôi hoặc chua…
– Dấu hiệu khí hư bất thường cho thấy chị em đang gặp phải một số vấn đề như: Viêm âm đạo, nhiễm nấm, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung…
3. Đau rát và xuất huyết khi quan hệ tình dục
Đây cũng là một trong những vấn đề thường gặp ở âm hộ và âm đạo. Đau rát khi quan hệ có thể do tâm lý căng thẳng hoặc khi âm đạo bị khô hạn.
Ngoài ra, đau rát cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa như: U nang buồng trứng, viêm nhiễm, lạc nội mạc tử cung, sa tử cung…
Đau rát, khó chịu khi quan hệ.
Nếu như chị em bị đau rát khi quan hệ kèm với chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ. Do đó, bạn nên đi thăm khám sớm bởi đây là những dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng.
Những dấu hiệu bất thường ở âm hộ và âm đạo nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng xấu tới đời sống tình dục và khả năng sinh sản. Những bệnh lý này có thể làm giảm khả năng thụ thai hoặc tăng nguy cơ gây sảy thai hoặc gây bệnh ở thai nhi đối với phụ nữ đang mang thai.
III – Cách bảo vệ âm hộ và âm đạo luôn khỏe mạnh tránh bị viêm nhiễm
Chăm sóc cẩn thận cho âm đạo và âm hộ giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn trong các hoạt động thường ngày. Bộ phận sinh dục khỏe mạnh cũng giúp phòng tránh bệnh phụ khoa, đảm bảo sinh hoạt tình dục diễn ra thuận lợi.
Dưới đây là một số cách bảo vệ âm hộ và âm đạo chị em có thể tham khảo và áp dụng:
1. Bảo vệ sự cân bằng độ pH ở âm đạo
Âm đạo của phụ nữ tự nhiên có tính axit, độ pH thường duy trì trong khoảng 3,8 đến 4,5. Đồng thời, chứa các vi khuẩn có lợi như Lactobacilli giúp tự làm sạch và chống lại vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
Hạn chế sử dụng các sản phẩm vùng kín có chất tẩy rửa mạnh. Thay vào đó, chị em có thể tham khảo và sử dụng dung dịch vệ sinh Elpis 40+ để làm sạch vùng kín nhẹ nhàng, khô thoáng. Sản phẩm có độ pH trung tính cùng các thành phần như acid lactic, lactoserum, hoạt chất mới sepicalm nên khi sử dụng không gây nên tình trạng khô rát, kích ứng. Đồng thời, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm men xâm nhập tấn công vào vùng kín.
2. Chọn quần lót vải cotton và thoáng mát
Để giúp vùng kín luôn thoáng mát, không bí bách chị em nên lựa chọn quần lót làm từ vải cotton. Với tính chất nhẹ nhàng, mềm mại cotton là chất liệu hoàn hảo cho làn da nhạy cảm.
Sử dụng quần lót làm từ chất cotton giúp cho âm đạo và âm hộ được thông thoáng, thoải mái. Đồng thời, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và tránh được tình trạng bức bối.
3. Đừng quên sử dụng bao cao su khi quan hệ
Chị em nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
Bao cao su không chỉ giúp ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn mà còn duy trì độ pH khỏe mạnh trong âm đạo. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng bao cao su khi quan hệ giúp duy trì môi trường axit ở âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển. Đồng thời, ngăn chặn được sự phát triển của những tác nhân có hại.
4. Khám phụ khoa định kỳ
Chị em nên thăm khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện ra các vấn đề liên quan và tiến hành điều trị kịp thời. Bạn hãy chia sẻ với bác sĩ về mọi thắc mắc của bạn bao gồm: việc sử dụng bao cao su, khả năng sinh sản và bất cứ triệu chứng nào mà bạn gặp phải…
Mong rằng, thông qua bài viết này đã giúp bạn biết được âm đạo và âm hộ khác nhau như thế nào? Đồng thời biết được cách bảo vệ âm hộ và âm đạo. Nếu như chị em còn có câu hỏi nào muốn được giải đáp thêm vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Tài liệu tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/body/22469-vagina
https://my.clevelandclinic.org/health/body/vulva
https://www.mayoclinic.org/vulva/img-20005974
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh