Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
Có bầu vùng kín có mùi hôi nguy hiểm không? Phải làm sao để khắc phục?
Ẩn
]- I - Có bầu vùng kín có mùi hôi là như thế nào?
- II - Tại sao vùng kín có mùi hôi khi mang thai?
- III - Dấu hiệu nhận biết vùng kín có mùi hôi khi mang bầu
- IV - Có bầu vùng kín có mùi hôi nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám?
- V - Hướng dẫn cách trị vùng kín có mùi hôi khi có bầu
- VI - Mẹ bầu cần làm gì để vùng kín không bị mùi hôi?
Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, bất cứ những thay đổi nào trong cơ thể cũng khiến cho chị em cảm thấy lo lắng. Một trong số đó là tình trạng có bầu vùng kín có mùi hôi, điều này khiến mẹ bầu băn khoăn liệu đây là hiện tượng sinh lý bình thường hay là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý?
I – Có bầu vùng kín có mùi hôi là như thế nào?
Vùng kín, khí hư trong thời kỳ mang thai có mùi hôi nhẹ thường là dấu hiệu sinh lý bình thường. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố khi có bầu.
Sự thay đổi dễ nhận thấy đó chính là dịch tiết âm đạo nhiều hơn bình thường. Điều này xuất hiện là do sự tăng trưởng nhanh của nồng độ hormone estrogen và Progesterone. Khi đó, vùng kín sẽ xuất hiện mùi hôi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.
Vùng kín có mùi hôi là hiện tượng nhiều mẹ bầu gặp phải.
Vùng kín có mùi hôi khi mang thai có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nếu nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp tình trạng này có thể là biểu hiện bất thường xuất phát từ sự viêm nhiễm và những bệnh phụ khoa nghiêm trọng.
Nếu vùng kín mẹ bầu có mùi hôi do viêm nhiễm phụ khoa nên chữa trị kịp thời. Bởi các vấn đề này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi.
II – Tại sao vùng kín có mùi hôi khi mang thai?
Vùng kín có mùi hôi khi mang thai không phải là trường hợp hiếm gặp. Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng này tại một thời điểm nào đó trong thai kỳ của mình. Nếu muốn biết cách chữa trị hiệu quả, trước hết chị em cần hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này:
1. Thay đổi nội tiết tố
Mang thai là giai đoạn cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi, một trong số đó là nội tiết tố. Khi cơ thể người mẹ tăng cường sản xuất hormone progesterone và estrogen sẽ khiến cho âm đạo tiết nhiều dịch hơn.
Dịch âm đạo tiết ra ngoài nhiều nếu chị em không vệ sinh sạch sẽ hoặc mặc quần lót chật chội không thoáng khí… cũng có thể khiến cho vùng kín có mùi hôi khó chịu.
2. Nhiễm khuẩn âm đạo
Có bầu vùng kín có mùi hôi cũng có thể bắt nguồn từ bệnh nhiễm khuẩn âm đạo. Bệnh lý này xảy ra ở mẹ bầu do có sự tăng trưởng quá mức của những loại vi khuẩn âm đạo, dẫn tới việc phá vỡ sự cân bằng tự nhiên, gây kích ứng, sưng viêm, tiết dịch nhiều hơn và vùng kín có mùi.
Vùng kín có mùi hôi khi mang thai có thể do nhiễm khuẩn âm đạo.
Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra có thể là do sự thay đổi nội tiết tố, dịch âm đạo tiết ra nhiều tạo môi trường ẩm ướt nên vi khuẩn có hại có điều kiện thuận lợi để sinh sôi, phát triển và gây bệnh khiến vùng kín có mùi hôi.
Nhiễm khuẩn âm đạo nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách còn có thể ảnh hưởng tới khu vực niệu đạo, vùng da ở bộ phận sinh dục, bàng quang. Vì vậy, nếu chị em nhận thấy một trong các dấu hiệu dưới đây nên nhanh chóng đi thăm khám:
– Âm đạo ra nhiều dịch trắng và có mùi hôi tanh khó chịu.
– Huyết trắng có màu vàng hoặc xanh, xám phủ khắp thành âm đạo.
– Âm đạo có cảm giác nóng rát.
– Vấn đề tiểu tiện gặp khó khăn.
– Có dấu hiệu chảy máu âm đạo khi quan hệ.
3. Nhiễm trùng âm đạo do nấm
Nhiễm trùng âm đạo do nấm thường xảy ra khi có sự xâm nhập hoặc phát triển quá mức của các loại nấm, trong đó thường gặp là nấm Candida âm đạo. Nguyên nhân mẹ bầu bị nhiễm nấm Candida là hệ miễn dịch suy yếu, vùng sinh dục không được thông thoáng, sạch sẽ, dịch âm đạo tiết ra nhiều gây tình trạng ẩm ướt hoặc mẹ bầu thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid… Từ đó khiến cho hệ vi sinh vật bị mất cân bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, gây bệnh.
4. Có bầu vùng kín có mùi hôi do bị viêm vùng chậu
Vùng kín của mẹ bầu có mùi hôi là một minh chứng rõ ràng của bệnh viêm vùng chậu. Đây là tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm các cơ quan sinh sản ở nữ giới.
Viêm vùng chậu xảy ra khi các chủng vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo vào cổ tử cung. Sau một thời gian chúng sẽ di chuyển tới tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.
Bệnh viêm vùng chậu xảy ra ở mẹ bầu có thể do một số nguyên nhân như: Nội tiết tố thay đổi, sức đề kháng suy giảm, dịch âm đạo tiết ra nhiều, sinh đẻ nhiều lần, nạo phá thai…
Mẹ bầu bị viêm vùng chậu cũng khiến vùng kín có mùi hôi.
Mẹ bầu có thể nhận biết bệnh viêm vùng chậu thông qua một số dấu hiệu như:
– Vùng kín có mùi hôi khó chịu, dịch âm đạo tiết ra nhiều.
– Đau tức vùng bụng dưới, vùng lưng
– Quan hệ tình dục có cảm giác đau.
– Cơ thể mệt mỏi, sốt, buồn nôn.
– Xuất huyết âm đạo.
– Áp xe ống dẫn trứng hoặc buồng trứng.
5. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Có bầu vùng kín có mùi khô là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Thông thường, lộ tuyến cổ tử cung là một dạng tổn thương lành tính ở tử cung. Tình trạng này xảy ra khi những tế bào trong cổ tử cung gặp vấn đề, phát triển một cách bất thường và có dấu hiệu xâm lấn mặt ngoài cổ tử cung và làm cho bệnh xuất hiện.
Tuy nhiên, khi có sự xâm nhập của tạp khuẩn, trùng roi, vi khuẩn, nấm… bệnh viêm lộ tuyến cổ cung cũng có thể xuất hiện ở mẹ bầu. Khi đó, bệnh sẽ có một số dấu hiệu như tăng tiết dịch âm đạo, có nhiều khí hư kèm theo những triệu chứng khó chịu khác.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung ở mẹ bầu cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi bệnh lý này có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm niệu đạo khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh non hoặc gây sảy thai. Không chỉ vậy, bệnh lý này còn khiến cho kết cấu của cổ tử cung bị rối loạn, đảo lộn và làm ảnh hưởng tới tính đàn hồi khiến thai phụ gặp khó khăn khi sinh nở.
6. Nhiễm Trichomonas (GBS) và Strep nhóm B
Nhiễm Trichomonas (GBS) và Strep nhóm B là một trong những nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi khi mang thai. Thông thường, khi bị viêm âm đạo hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu do Trichomonas (GBS) và Strep nhóm B, mẹ bầu thường gặp phải một số triệu chứng khó chịu sau:
Mẹ bầu bị nhiễm Trichomonas khiến vùng kín có mùi hôi.
– Vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu.
– Âm đạo ngứa ngáy.
– Cảm giác đi tiểu nóng rát và đau.
– Dịch âm đạo tiết ra bất thường về màu sắc và số lượng.
– Nếu như mẹ bầu kiểm tra phát hiện mình dương tính với GBS cần tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Điều này giúp phòng ngừa lây bệnh cho thai nhi khi sinh thường.
Ngoài ra, vùng kín có mùi hôi khi mang bầu cũng có thể do bạn vệ sinh không sạch sẽ. Hoặc có thể do chế độ ăn uống thay đổi, sử dụng một số thực phẩm khiến vùng kín có mùi hôi hành, tỏi, sữa…
III – Dấu hiệu nhận biết vùng kín có mùi hôi khi mang bầu
Mẹ bầu nên chú ý tới bất cứ sự thay đổi nào của cơ thể để có biện pháp ngăn chặn và chữa trị kịp thời. Để nhận biết vùng kín có mùi hôi khi mang thai mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau:
– Vùng kín ra nhiều khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa.
– Khí hư có màu xanh, vàng hoặc xám kèm theo mùi hôi tanh, khắm, thối khó chịu.
– Vùng kín có cảm giác ngứa ngáy hoặc sưng đỏ.
– Đau khi quan hệ tình dục.
– Mẹ bầu cảm thấy khó chịu ở vùng bụng dưới, vùng chậu hoặc thắt lưng.
IV – Có bầu vùng kín có mùi hôi nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám?
Vùng kín mẹ bầu có mùi hôi có thể do uống ít nước, do thực phẩm hoặc trang phục, vấn đề vệ sinh… Thường không gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mùi hôi xuất phát từ vùng kín do bị viêm hoặc nấm. Lúc này mẹ bầu có thể phải chịu một số ảnh hưởng như:
1. Ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu
Có bầu vùng kín có mùi hôi nếu do một số bệnh viêm phụ khoa gây nên sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vùng kín ngứa ngáy, đau rát khiến chị em lo lắng ảnh hưởng tới việc ăn uống, nghỉ ngơi.
Khi tình trạng này kéo dài có thể khiến cho sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Tâm trạng lo lắng, cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, vùng kín có mùi hôi còn khiến mẹ bầu cảm thấy thiếu tự tin. Chị em ngại giao tiếp với mọi người, đặc biệt với chồng, ngại quan hệ. Điều này cũng có thể làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của gia đình.
2. Ảnh hưởng tới thai nhi
Vùng kín có mùi hôi khi mang bầu do viêm nhiễm phụ khoa nếu không được chữa trị kịp thời còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
Vùng kín có mùi hôi do viêm nhiễm phụ khoa có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Không chỉ vậy, nếu mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa không được chữa trị dứt điểm trẻ sinh ra cũng có nguy cơ lây bệnh cao. Trẻ sinh thường từ mẹ bị viêm âm đạo hoặc mắc bệnh nhiễm qua đường tình dục có thể mắc bệnh nấm miệng, bệnh ngoài da,…
Vì vậy, nếu mẹ bầu nhận thấy các dấu hiệu sau nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời:
– Mùi hôi ở vùng kín kéo dài dai dẳng, thậm chí có xu hướng trở nên nặng hơn.
– Mùi hôi kèm theo tình trạng ngứa ngáy, dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường có màu nâu, xanh, vàng…
– Dịch âm đạo tiết ra có lẫn mủ, máu hoặc vón cục như bã đậu…
– Mẹ bầu nghi ngờ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
V – Hướng dẫn cách trị vùng kín có mùi hôi khi có bầu
Nếu mẹ bầu muốn khắc phục tình trạng vùng kín có mùi hôi khi mang thai có thể tham khảo và áp dụng theo một số biện pháp dưới đây:
1. Khử mùi hôi vùng kín bằng nguyên liệu thiên nhiên
Cách xử lý mùi hôi vùng kín an toàn cho bà bầu chính là dùng nguyên liệu tự nhiên. Một số nguyên liệu thân thiện, lành tính với làn da và độ pH nhạy cảm mẹ bầu có thể sử dụng như:
– Phèn chua: Phèn chua có công dụng khử mùi khá hiệu quả. Ngoài việc khử mùi hôi chân, tay, chúng còn được sử dụng khử mùi hôi ở vùng kín và hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa. Với nguyên liệu này, bà bầu dùng 30g phèn chua hòa tan với nước nóng rồi vệ sinh vùng kín.
Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không.
– Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không: Khử mùi hôi vùng kín ở mẹ bầu bằng lá trầu không được đánh giá là an toàn và hiệu quả. Bởi loại lá này có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Mẹ bầu có thể dùng lá trầu không đun nước rồi vệ sinh vùng kín 2-3 lần/tuần. Cách này không những giúp giảm mùi hôi mà còn hỗ trợ điều trị nấm ngứa, viêm nhiễm hiệu quả.
– Lá chè xanh: Mẹ bầu cũng có thể dùng lá chè xanh để nấu nước vệ sinh vùng kín hàng ngày. Trong chè xanh có chứa một số hoạt chất kháng khuẩn ngừa viêm, chống oxy hóa… với tác dụng giảm ngứa, khử mùi hôi và cân bằng độ pH âm đạo hiệu quả.
2. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Nếu vùng kín mẹ bầu có mùi hôi kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác như: Ngứa ngáy, đau rát, đau vùng bụng, vùng chậu,… nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Khi xác định được chính xác nguyên nhân bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc cho mẹ bầu sử dụng thuốc hay không.
Việc sử dụng thuốc chữa mùi hôi ở vùng kín của mẹ bầu cần hết sức thận trọng. Bởi nếu dùng không đúng thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị. Nên sử dụng theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
VI – Mẹ bầu cần làm gì để vùng kín không bị mùi hôi?
Mẹ bầu nên tìm hiểu những biện pháp để bảo vệ vùng kín để tránh gây nguy hại tới sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Để tránh gặp phải tình trạng có bầu vùng kín có mùi hôi bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây:
1. Vệ sinh vùng kín khô thoáng, sạch sẽ
Muốn phòng tránh tình vùng kín có mùi mẹ bầu cần phải đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Khi vệ sinh bạn không nên thụt rửa quá sâu, bởi điều này có thể gây kích ứng các mô âm đạo và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.
Nên lau từ trước ra sau phía hậu môn để giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn có hại sang âm đạo.
Sau mỗi lần đi vệ sinh chị em nên dùng giấy lau khô sạch sẽ rồi mới mặc lại quần áo.
2. Chọn dung dịch vệ sinh phù hợp
Để việc vệ sinh vùng kín được sạch sẽ, loại bỏ những vi khuẩn, tác nhân có hại mẹ bầu cũng có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn cho bà bầu. Khi lựa chọn sản phẩm mẹ bầu nên đọc kỹ thông tin về độ PH.
Độ pH tự nhiên trong âm đạo phụ nữ mang thai trong điều kiện sức khỏe bình thường từ 3,8 đến 4,5. Vì vậy, mẹ bầu nên lựa chọn trong giới hạn này để không ảnh hưởng tới môi trường pH tự nhiên của vùng kín.
3. Chọn đồ lót thoáng khí có khả năng thấm hút mồ hôi tốt
Lựa chọn các loại đồ lót làm bằng chất liệu cotton với khả năng thấm hút mồ hôi tốt và có kích cỡ vừa vặn phù hợp cũng là cách giúp mẹ bầu tránh gặp phải tình trạng vùng kín có mùi hôi.
Những chất liệu nylon không có khả năng thấm hút mồ hôi lại không thoáng khí sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ và gây mùi.
Mẹ bầu nên chọn quần lót bằng chất liệu cotton.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên mặc quần lót rộng rãi, thoáng mát.
4. Tránh xa các thực phẩm nặng mùi
Chế độ ăn uống cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới mùi ở vùng kín. Do đó, mẹ bầu nếu không muốn gặp phải tình trạng này nên tránh xa một số thực phẩm như tỏi, hành, cần tây…
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, bánh mì…Bởi thực phẩm này có thể khiến cho các vi khuẩn có hại, nấm men sinh sôi phát triển và gây mùi ở vùng kín.
5. Uống đủ nước
Bà bầu uống đủ nước cũng là cách giúp hạn chế mùi hôi ở vùng kín. Bởi điều này sẽ làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu, uống nhiều nước làm loãng nước tiểu, giảm mùi amoniac khó chịu.
Ngoài ra, uống nước cũng kích thích lợi tiểu, giúp đào thải vi khuẩn theo đường tiểu nên cũng hạn chế vùng kín có mùi. Bên cạnh đó, uống đủ nước còn mang đến nhiều lợi ích khác như: Ngừa táo bón, giảm chuột rút, tăng vận chuyển dinh dưỡng cho thay nhi.
Có bầu vùng kín có mùi hôi là tình trạng khá phổ biến nhưng mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu mùi hôi đi kèm với các dấu hiệu khác bạn nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để kiểm tra và tìm biện pháp khắc phục. Nếu bạn còn có câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này cần được giải đáp vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tài liệu tham khảo
https://www.intimaterose.com/blogs/womens-health/vaginal-odor-during-pregnancy
https://kinfertility.com.au/blog/vagina-smell-pregnancy
https://www.supersavvyme.co.uk/health/womens-health/vaginal-discharge-during-pregnancy
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh