Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
Vùng kín bị sưng khi mang thai sao không? Nguyên nhân và điều trị
Ẩn
]Vùng kín bị sưng khi mang thai là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải. Tình trạng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân và gây nên sự khó chịu, lo lắng cho mẹ bầu. Hãy cùng Elips 40 tìm hiểu nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục hiện tượng này để bảo vệ sự an toàn cho mẹ và thai nhi.
I – Sưng vùng kín khi mang thai là như thế nào?
Sưng vùng kín khi mang bầu là tình trạng âm hộ, âm đạo hoặc 2 bên mép có dấu hiệu sưng nhẹ. Trong thai kỳ hiện tượng này tương đối phổ biến vì vậy mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi vùng kín bị sưng.
Tuy nhiên, nếu vùng kín bị sưng kèm theo một số dấu hiệu bất thường như: Đau rát vùng kín, đau khi quan hệ, khí hư ra nhiều có mùi hôi tanh và màu sắc bất thường, đau vùng chậu, đau vùng thắt lưng… Chị em cần đến bệnh viện để thăm khám ngay. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
II – Tại sao vùng kín bị sưng khi mang thai?
Bị sưng vùng kín khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên trong đó có thể là hiện tượng sinh lý và dấu hiệu bệnh lý. Cụ thể như sau:
1. Vùng kín bị sưng khi mang thai do sinh lý
Sự thay đổi nồng độ estrogen đột ngột trong cơ thể của người phụ nữ khi mang thai có thể dẫn tới việc bộ phận sinh dục thay đổi để thích ứng lại. Một trong số đó là kích thước âm hộ và âm đạo.
Trong thai kỳ, lượng máu tuần hoàn trong cơ thể sẽ tăng lên khoảng 50%. Điều này nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Vì vậy, môi lớn, môi bé và âm đạo của mẹ bầu trông như sưng hoặc phồng lên trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường không có gì đáng lo ngại.
Ngoài ra, bạn còn có thể nhận thấy môi bên lớn có thể hơi rụt lại. Vì vậy, môi bên trong sẽ có cảm giác trông to hơn hoặc lộ ra.
Bên cạnh đó, vùng kín thay đổi kích thước, to ra khi mang thai cũng có thể là do sự kích thích, ham muốn. Bởi những mô trong thành âm đạo căng lên giúp bạn đời của bạn cảm nhận được sự hưng phấn và kích thích hợp.
2. Vùng kín bị sưng khi mang bầu do vệ sinh kém
Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ngứa và sưng vùng kín khi mang thai. Khi mới mang bầu vùng kín sẽ tiết ra khí hư nhiều hơn bình thường.
Khí hư tiết ra nhiều là điều hoàn toàn bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, nếu chị em không chú ý tới vấn đề vệ sinh, khiến cho vùng nhạy cảm luôn trong trạng thái ẩm ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm… phát triển gây viêm nhiễm.
Vệ sinh không sạch sẽ có thể khiến vùng kín bị sưng.
Do đó, khi nhận thấy màu sắc và mùi của khí hư có sự thay đổi bất thường mẹ bầu không nên chủ quan. Hãy tới cơ sở y tế uy tín để gặp bác để thăm khám, tư vấn và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.
3. Vùng kín bị sưng khi mang bầu do nhiễm khuẩn âm đạo
Sự thay đổi sinh lý của cơ thể khiến cho phụ nữ mang thai dễ bị viêm âm đạo hơn bình thường. Bởi giai đoạn này nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên. Đi kèm theo đó là sự thay đổi pH âm đạo, cùng với đó khả năng miễn dịch kém hơn. Chính những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại ở âm đạo có cơ hội xâm nhập và phát triển.
Môi trường âm đạo tự nhiên gồm có vi khuẩn có lợi là lactobacilli và vi khuẩn có hại kỵ khí. Bình thường, lactobacilli chiếm phần lớn và kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện, môi trường sống thuận lợi vi khuẩn kỵ khí sẽ phát triển mạnh mẽ phá vỡ đi sự cân bằng tự nhiên và gây nhiễm khuẩn âm đạo.
Khi bị nhiễm khuẩn âm đạo mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng như: Vùng kín có dấu hiệu bị sưng, tăng tiết dịch âm đạo bất thường, ngứa hoặc kích ứng xung quanh âm hộ, cảm thấy nóng rát khi đi tiểu…
4. Nhiễm trùng nấm men
Vùng kín bị sưng khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm men. Theo một số thống kê cho thấy cứ 4 người phụ nữ sẽ có 3 người bị nhiễm nấm men ít nhất một lần trong đời. Có đến 45% trường hợp bị nhiễm trùng nấm men từ lần thứ 2 trở lên. Loại nấm men gây bệnh thường gặp là candida.
Vùng kín bị sưng khi mang bầu có thể do nhiễm trùng nấm men.
Trong thai kỳ, sự xuất hiện của nấm candida sẽ trở nên phổ biến hơn. Theo nhiều số liệu nghiên cứu cho thấy, khoảng 20% phụ nữ có nấm candida trong âm đạo một cách bình thường. Con số này sẽ tăng lên đến 30% khi mang thai. Nguyên nhân là do khi mang thai hormone estrogen và progesterone có sự biến động nên làm tăng khả năng bị nhiễm trùng.
5. Vùng kín bị sưng do viêm âm hộ
Viêm âm hộ là một trong những bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu gây nên một số triệu chứng như: Sưng đau môi lớn, môi bé, ngứa ngáy, đau khi đi tiểu, khi quan hệ tình dục…
Trong trường hợp bị viêm âm hộ nặng, môi lớn và môi nhỏ có thể xuất hiện mụn nước thành mảng và loét. Nếu như không được chữa trị kịp thời và đúng cách bệnh có thể lan sang âm đạo, cổ tử cung. Từ đó, gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, thậm chí là gây ung thư đường sinh dục.
6. Viêm tuyến Bartholin
Tuyến Bartholin là một dạng tuyến nhỏ có đường kính khoảng 1cm. Chúng nằm ở vùng dưới da trong hai bên âm đạo. Tuyến Bartholin được tạo nên từ các tế bào trụ tiết nhầy và tiết ra chất dịch nhầy giúp giữ ẩm cho âm đạo và bôi trơn âm đạo khi quan hệ tình dục.
Tuyến Bartholin nếu bị viêm sẽ bị dưới dạng u nang. Kích thước của u nang sẽ quyết định đến mức độ nặng nhẹ và dựa vào đó bác sĩ sẽ đánh giá khả năng tuyến Bartholin có bị nhiễm trùng hay khiến cho bệnh nặng hơn hay không để đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.
Vùng kín bị sưng khi mang thai có thể là dấu hiệu viêm tuyến Bartholin.
Viêm tuyến Bartholin sẽ tạo nên một khối nhỏ không đau ở ngay bên ngoài cửa vào âm đạo. Tuy nhiên, nếu như viêm tuyến Bartholin phát triển với kích thước đường kính lớn hơn 1cm chúng sẽ gây khó chịu, đau nhức, đặc biệt là khi bạn ngồi hoặc khi quan hệ.
7. Một số nguyên nhân khác khiến vùng kín bị sưng khi mang bầu
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, vùng kín bị sưng khi mang thai cũng có thể xuất hiện do một số yếu tố sau:
– Dùng sản phẩm vệ sinh không phù hợp: Việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây sưng đau vùng kín khi mang bầu. Nguyên nhân là do những sản phẩm này có thể chứa các chất gây dị ứng, thành phần hóa học, chất tạo màu, hương liệu nên khiến cho vùng kín bị viêm và đỏ, dẫn tới sưng âm hộ.
– Quan hệ tình dục: Nếu mẹ bầu quan hệ tình dục thô bạo hoặc quan hệ kéo dài có thể gây sưng, trầy xước và chảy máu vùng kín. Trong trong thời gian mang thai, điều này có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi vì vậy mẹ cần hết sức lưu ý.
– Bệnh lây qua đường tình dục: Một số bệnh lý như giang mai, bệnh lậu, sùi mào gà…có thể làm kích ứng âm đạo gây ngứa ngáy. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như sưng đỏ, đau khi quan hệ hoặc khi tiểu tiện.
III – Cách nhận biết vùng kín bị sưng khi mang bầu
Để nhận biết vùng kín bị sưng khi mang bầu bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau:
– Vùng kín sưng hơn bình thường, chị em có thể cảm nhận thấy rõ hơn khi sờ vào.
– Ngoài dấu hiệu âm hộ bị sưng mẹ bầu còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
– Dịch tiết âm đạo có mùi và màu sắc bất thường.
– Viêm và ngứa ngáy ở vùng kín.
– Môi lớn bị sưng lên.
– Âm hộ xuất hiện những vết chảy máu hoặc mụn nước.
– Cảm giác đau rát mỗi khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
IV – Vùng kín bị sưng khi mang thai có sao không?
Tình trạng sưng vùng kín khi mang thai nếu như diễn ra trong thời gian dài và không được can thiệp kịp thời có thể gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
– Mẹ bầu bị sưng vùng kín thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, tâm lý, dễ mệt mỏi, chán ăn… Khi cơ thể người mẹ không nạp đủ các dưỡng chất cần thiết, thai nhi trong bụng có nguy cơ suy dinh dưỡng.
– Sưng vùng kín khi mang thai do các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 920 phụ nữ đang mang thai để đánh giá tình trạng viêm âm đạo và mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi cho kết quả như sau: Có 840 người có hệ khuẩn âm đạo bình thường, 38 người được chẩn đoán nhiễm nhấm Candida, 26 người nhiễm vi khuẩn, 10 người nhiễm trichomonas.
Sưng vùng kín do viêm phụ khoa có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
– Trong số 80 trường hợp ghi nhận viêm âm đạo khi mang thai, có 35 trường hợp bị PROM (vỡ ối sớm hoặc ối vỡ non), 22 trường hợp sinh non, 11 trường hợp bị thiếu máu, 6 người bị thiếu ối và 10 người bị nhiễm trùng hậu sản.
– Không chỉ vậy, cũng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, viêm âm đạo khi mang thai có liên quan tới chuyển dạ và sinh non cùng với nhiều di chứng tiềm ẩn khác.
– Sưng vùng kín khi mang bầu do các bệnh phụ khoa có thể lây nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ mẹ sang bé khi sinh qua đường âm đạo. Khi bị nhiễm nấm, vi khuẩn trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm ở mắt, da hoặc đường hô hấp.
– Có nhiều trường hợp, mẹ bầu bị sưng vùng kín tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị mà không đi thăm khám, không có sự chỉ định từ bác sĩ. Dẫn đến gặp các tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới thai nhi.
V – Có bầu vùng kín bị sưng phải làm sao?
Việc điều trị sưng vùng kín khi mang thai sẽ phụ thuộc vào kết quả thăm khám, xét nghiệm, kiểm tra và chẩn đoán chỉ định của bác sĩ.
1. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín là một phần quan trọng giúp giảm tình trạng sưng và viêm nhiễm cho mẹ bầu. Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước rửa phụ khoa phù hợp để tránh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên rửa vùng kín quá nhiều lần bởi điều này có thể khiến cho vùng nhạy cảm dễ bị kích ứng hơn. Đồng thời, lây lan vi khuẩn, nấm… sang những khu vực khác.
2. Sử dụng tỏi để giảm sưng vùng kín
Bổ sung tỏi trong thực đơn ăn để giảm sưng vùng kín.
Tỏi được xem là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị vùng kín bị sưng. Bởi tỏi có tính chất kháng khuẩn, chống nấm giúp giảm tình trạng sưng nhanh chóng và hiệu quả.
Mẹ bầu có thể thêm tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình để hỗ trợ quá trình điều trị.
3. Bổ sung lợi khuẩn
Nếu mẹ bầu đang bị sưng vùng kín có thể tham khảo và áp dụng cách bổ sung vi khuẩn có lợi để cân bằng sự phát triển quá mức của vi khuẩn xấu và nấm men trong cơ thể. Phương pháp này được đánh giá cao về tính an toàn, ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Để bổ sung vi khuẩn có lợi bạn có thể thêm yến mạch và sữa chua vào trong chế độ ăn hàng ngày của mình. Đây cũng là những thực phẩm tốt cho phụ nữ mang bầu. Sữa chua cũng được khuyến nghị bổ sung vào khẩu phần ăn của phụ nữ khi mang bầu.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tăng cường việc uống nước để giảm tình trạng sưng vùng kín. Không chỉ vậy, uống đủ nước còn giảm khả năng lây lan của nhiễm trùng. Các chuyên gia cũng khuyến nghị rằng trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cả bản thân và thai nhi.
4. Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi gặp tình trạng sưng vùng kín chị em nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Điều này rất quan trọng giúp tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Nếu bác sĩ kê thuốc cho mẹ bầu cần sử dụng đúng theo chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị bời điều này có thể gây nên những biến chứng trong thai kỳ.
Sau khi sử dụng hết thuốc mẹ bầu nên thăm khám theo đúng lịch hẹn.
VI – Những điều mẹ bầu bị sưng vùng kín cần tránh
Ngoài việc áp dụng những biện pháp nêu trên, để cải thiện tình trạng này nhanh chóng mẹ bầu cần tránh một số điều dưới đây:
– Hạn chế gãi: Khi sưng vùng kín thường kèm theo tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Vì vậy, mẹ bầu cần kiên nhẫn chịu đựng cảm giác này để tránh gặp phải tình trạng phồng rộp và tổn thương vùng kín khi mang thai.
– Tránh sử dụng xà phòng nước rửa phụ khoa có mùi thơm: Mẹ bầu không nên làm sạch vùng kín bằng những sản phẩm này. Bởi chúng có thể gây kích ứng do chứa các thành phần hóa học, chất tạo màu từ đó khiến cho tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, chị em nên lựa chọn cho mình một loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp và chứa thành phần tự nhiên để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Mẹ bầu không nên gãi vùng kín.
– Không mặc quần lót chật chội: Mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn những chiếc quần lót có kích thước rộng rãi, không mặc quần chật. Đặc biệt, nên chọn quần làm bằng chất liệu vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp cho vùng kín luôn được khô thoáng và sạch sẽ.
– Không thụt rửa sâu khi vệ sinh vùng kín: Nhiều mẹ bầu thường có suy nghĩ thụt rửa sâu bên trong như vậy mới có thể làm sạch vùng kín hiệu quả. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm bởi nếu thực hiện hành động này thường xuyên sẽ gây mất cân bằng pH trong âm đạo. Đồng thời, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào trong khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi vệ sinh chị em chỉ nên rửa nhẹ nhàng ở khu vực bên ngoài và không sử dụng vòi xịt có áp lực mạnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng vùng kín bị sưng khi mang thai. Hy vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe vùng kín. Nếu bạn còn có câu hỏi nào muốn được giải đáp thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Tài liệu tham khảo:
1. Vaginal itching during pregnancy: Symptoms and prevention
https://www.medicalnewstoday.com/articles/vaginal-itching-during-pregnancy
2. Thrush during pregnancy and breastfeeding
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vaginal-thrush-during-pregnancy
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh