Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
Âm đạo nổi mụn ngứa: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Ẩn
]Âm đạo nổi mụn ngứa là triệu chứng phổ biến nhưng gây khó chịu và phiền toái cho chị em. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe vùng kín mà còn kiến chị em cảm thấy ngại ngùng. Vậy nguyên nhân nổi mụn ở âm đạo là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
I – Mụn ngứa âm đạo là gì?
Nổi mụn xung quanh bộ phận sinh dục ở nữ giới là tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy mụn xuất hiện nhưng đa phần không phải là vấn đề nguy hiểm.
Âm đạo nổi mụn gây ngứa ngáy khó chịu.
Âm đạo nổi mụn có biểu hiện tương tự như mụn nhọt xuất hiện ở vùng da khác nhau trên cơ thể. Chúng có thể gây đau đớn hoặc không, nóng rát và có màu đỏ trên da. Bên trong mụn chứa dịch mủ và mọc thành từng đám hay riêng lẻ, kích thước đa dạng, đôi khi còn kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, không phải tất cả những nốt mụn ở bộ phận sinh dục đều là mụn nhọt bình thường. Bởi chúng có thể do các tình trạng khác gây nên như nhiễm trùng…
II – Nguyên nhân khiến âm đạo nổi mụn ngứa
Mọc mụn ở âm đạo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
1. Viêm da tiếp xúc
– Mụn mọc trong âm đạo có thể do viêm da tiếp xúc. Đây là một phản ứng dị ứng khi một thứ gì đó chạm vào da. Viêm da tiếp xúc ở bộ phận sinh dục xuất hiện có khả năng nhạy cảm với:
Thuốc bôi không kê đơn.
– Sữa tắm, xà phòng, đặc biệt nếu sản phẩm này có thành phần tạo hương.
– Khăn lau, dưỡng da, chất khử mùi hoặc nước hoa.
– Thụt rửa không đúng cách.
– Băng vệ sinh.
– Bột giặt và nước xả vải.
– Ngoài các yếu tố nêu trên, có mụn trong âm đạo còn có thể do dịch tiết âm đạo, nước tiểu, mồ hôi trộm, tinh dịch…khiến cho da bị kích ứng.
Nếu âm đạo nổi mụn ngứa do nguyên nhân này gây nên sẽ có một số dấu hiệu như: Ban đỏ, ngứa nhiều, mụn mọc nhiều ở vùng kín. Các nốt mụn này thường chứa dịch lỏng trong suốt hoặc bị vỡ đóng vảy.
2. Nổi mụn trong âm đạo do viêm tuyến mồ hôi mủ
Viêm tuyến mồ hôi mủ là một bệnh da nhiễm trùng mãn tính của tuyến mồ hôi. Chúng sẽ gây nên những tổn thương tương tự như mụn trứng cá trên khắp cơ thể bao gồm cả bộ phận sinh dục. Nguyên nhân gây nên căn bệnh này hiện vẫn chưa được làm rõ.
3. Âm đạo nổi mụn ngứa do viêm nang lông
Cũng có một số trường hợp chị em bị nổi mụn ở âm đạo ngứa do viêm nang lông. Cạo lông vùng kín không đúng cách là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh viêm nang lông.
Âm đạo nổi mụn có thể do viêm nang lông.
Ngoài ra, viêm nang lông cũng có thể do vệ sinh không sạch, không đúng cách. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng quá nhiều hóa chất để tẩy rửa hay dung dịch vệ sinh, mặc quần áo chật cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Viêm nhiễm nang lông do vi khuẩn có thể khiến cho các nốt mụn mọc ở vùng kín. Các mụn sinh dục trong trường hợp này thường phân bố ở gốc nang lông. Chúng sưng đỏ, có mủ và khi sờ vào cảm thấy đau rát và có nguy cơ nhiễm trùng cao.
4. U mềm lây
Mụn ngứa âm đạo cũng có thể là một dạng u mềm lây. Đây là bệnh nhiễm trùng do virus molluscum một loại virus thuộc nhóm poxvirus có thể gây mụn ở vùng kín và bất cứ vị trí nào khác trên cơ thể. Mụn lây nhiễm là do tiếp xúc trực tiếp, tự nhiễm trùng hoặc thông qua một số vật dụng cá nhân và nước tắm.
U mềm là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đối với những người trưởng thành mắc bệnh thông qua tiếp xúc da với người bệnh.
U mềm khi xuất hiện ở bộ phận sinh dục có dạng sẩn tròn màu hồng, hình vòm và mịn bóng. Có thể điều trị u mềm lây bằng phương pháp cơ học như: Phẫu thuật lạnh, nạo hoặc sử dụng các thuốc bôi tại chỗ.
5. Thay đổi nội tiết tố
Một số người xuất hiện mụn trắng ở âm đạo là do thay đổi nội tiết tố. Nội tiết tố sẽ thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau như dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh…Làm tăng sự hoạt động của tuyến nhờn từ đó làm tăng tốc độ hóa sừng tế bào, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn thịt.
Các loại mụn thịt âm đạo do nguyên nhân này gây nên có đặc điểm là không lây lan. Đầu mụn màu trắng và thường phân bố ở vùng mu, không gây cảm giác ngứa ngáy.
6. Mụn rộp âm đạo
Mụn rộp sinh dục gây nên bởi herpesvirus người 1 (HSV-1) hoặc 2 (HSV-2). Chúng lây lan chủ yếu qua tiếp xúc tổn thương hoặc tiếp xúc với da bạn tình khi các triệu chứng biểu hiện chưa cụ thể. Sau khi nhiễm trùng, HSV thể không hoạt động và tồn tại trong các hạch thần kinh, cho nên gây nên nhiều đợt tái phát.
Tổn thương lúc đầu là các nốt mụn rộp có màu hồng hoặc đỏ, mọc riêng lẻ và chứa dịch lỏng. Sau đó, dần dần phát triển thành từng cụm giống như chùm nho.
Khi chị em bị mụn rộp sinh dục sẽ gặp phải một số dấu hiệu như: Đau rát, sốt đau cơ, mệt mỏi… Khi mụn vỡ có thể bội nhiễm tạo thành các vết loét khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Mụn rộp sinh dục được phân bố ở âm vật, âm đạo, đáy chậu, cổ tử cung, quan vùng hậu môn và trực tràng khi có quan hệ qua hậu môn. Đặc biệt, đối với những phụ nữ mang thai, loại mụn này có thể truyền cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
Mụn rộp sinh dục được xem là loại mụn ở vùng kín gây hậu quả khá nghiêm trọng. Do đó, khi thấy mụn cửa mình âm đạo bạn nên đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.
7. Âm đạo nổi mụn ngứa do viêm nhiễm phụ khoa
Có khá nhiều trường hợp chị em bị viêm âm đạo nổi mụn. Viêm nhiễm phụ khoa do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như nhiễm trùng, nhiễm nấm.
Khi bị viêm nhiễm kéo dài, không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến hiện tượng nổi mụn có âm đạo, nổi mụn nước âm đạo với các triệu chứng như: Mụn cứng, ngứa ngáy, ra khí hư bất thường với màu sắc là và lượng nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt, có mùi hôi… Một số người còn cảm thấy đau rát khi quan hệ tình dục.
Viêm nhiễm phụ khoa khiến mụn xuất hiện ở vùng kín.
Nguyên nhân mọc mụn li ti trong âm đạo chủ yếu là do vệ sinh vùng kín không đúng cách và sạch sẽ. Hoặc cũng có khả năng quan hệ tình dục không an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển.
Viêm nhiễm âm đạo cần được điều trị sớm, tránh gây viêm nhiễm ngược dòng gây nên các bệnh liên quan tới buồng trứng, cổ tử cung,… ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
8. Mụn cóc sinh dục âm đạo
Mụn ở cửa mình âm đạo này là một trong các loại mụn khá phổ biến do virus u nhú ở người HPV gây nên. Trong đó, nhiễm HPV có nguy cơ đặc biệt loại 16 và 18 là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung.
Âm đạo có mụn cóc là căn bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục. Khi bắt đầu có sự phơi nhiễm, bệnh bắt đầu xuất hiện các nốt mụn sinh dục màu đỏ, không ngứa, không đau và có kích thước nhỏ. Chúng mọc riêng lẻ tại phần u mềm trong môi lớn, môi nhỏ,…
Sau đó, các nốt mụn cóc này sẽ nhanh chóng phát triển thành hình dạng như mào gà gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách kịp thời có thể gây viêm nhiễm và ung thư ở cơ quan sinh dục.
9. Nấm bẹn
Âm đạo nổi mụn ngứa cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nấm bẹn. Nguyên nhân gây bệnh là do vùng kín thường xuyên bị ẩm ướt, vệ sinh không sạch.
Khi bị nấm bẹn sẽ khiến cho vùng da ở vùng kín có màu sẫm hơn so với bình thường. Ngoài ra, trên ranh giới da thường và da bị bệnh còn có thể xuất hiện các nốt mụn nước xếp thành hình vòng cung kèm theo ngứa ngáy khó chịu.
III – Nổi mụn ở âm đạo có nguy hiểm không?
Có thể thấy, âm đạo mọc nhiều mụn li ti liên quan tới nhiều bệnh phụ khoa ở nữ giới. Vùng kín nổi mụn khiến cho chị em cảm thấy khó chịu, bứt rứt và có thể gây đau đớn. Bên cạnh đó, mụn còn khiến chị em không tự tin trong sinh hoạt hàng ngày cũng như sinh hoạt tình dục.
Âm đạo nổi mụn ngứa có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Âm đạo nổi mụn ngứa khá phổ biến, do đó các chị em thường chủ quan với dấu hiệu này. Nếu mụn xuất hiện chỉ do lối sống hàng ngày thì triệu chứng này sẽ chấm dứt khi bạn thay đổi thói quen vệ sinh sạch sẽ, thay đồ lót hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu mọc mụn ở bên trong âm đạo do bệnh lý phụ khoa như mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, nấm bẹn… cần được điều trị sớm. Nếu không, chị em có thể phải đối mặt với một số hậu quả xấu như:
– Nhiễm trùng âm đạo ăn sâu vào bên trong gây nên các nhiễm trùng ở vòi trứng, tử cung.
– Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.
– Các bé gái trong bụng mẹ có thể bị viêm âm đạo bẩm sinh do lây nhiễm từ mẹ.
– Tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi do vi khuẩn, virus, nấm từ đường sinh dục mẹ tấn công.
IV – Cách điều trị có mụn ở âm đạo
Đối với những trường bị nổi mụn li ti ở môi âm đạo nên đi thăm khám và kiểm tra từ bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Tùy vào từng mức độ bệnh lý, thể trạng cũng như lý do gây mụn bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.
Một số phương pháp điều trị cải thiện tình trạng mọc mụn ở môi âm đạo được áp dụng như:
1. Loại bỏ chất kích ứng
Khi bạn đã xác định được nguyên nhân mọc mụn âm đạo không đau do dị ứng với hóa chất nên ngừng sử dụng sản phẩm đó. Khi các triệu chứng thuyên giảm, hãy từ từ sử dụng lại sản phẩm và cẩn trọng khi chúng gây nên các phản ứng phụ nào.
2. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín đúng cách.
Vùng kín là vùng nhạy cảm luôn ấm và ẩm, đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và các vi sinh vật khác sinh sôi trú ngụ. Do đó, bạn nên chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ mỗi ngày.
Nên vệ sinh bằng nước ấm kết hợp cùng với dung dịch vệ sinh lành tính, không mùi. Tránh sử dụng sản phẩm có tính chất tẩy rửa mạnh bên trong âm đạo. Bởi điều này có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng độ pH và phá vỡ hàng rào bảo vệ thông thường.
Ngoài ra, bạn nên vệ sinh vùng kín, cơ thể sạch sẽ đúng cách, đặc biệt là khi quan hệ tình dục hoặc trong những ngày có kinh nguyệt.
3. Dùng thuốc trị mụn li ti ở phần ngoài âm đạo
Trường hợp, mụn ở bộ phận sinh dục ở mức độ nhẹ bạn có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc chống viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa còn có thể kê thêm một số loại kem bôi ngoài để đẩy nhanh quá trình hồi phục của làn da.
Khi dùng thuốc trị mụn đầu trắng ở âm đạo bạn cần tuân theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà để tránh tình trạng mụn nổi nhiều và nghiêm trọng hơn.
4. Liệu pháp miễn dịch gen sinh học (INT)
Phương pháp này thường được chỉ định trong một số trường hợp bị mụn rộp ngứa và sưng âm đạo. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy móc tiên tiến được áp dụng nhằm phần tích, đánh giá mầm bệnh để xác định chính xác vị trí ổ bệnh.
Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một loại thuốc có tác dụng tiêu diệt virus được tiêm trực tiếp vào vị trí xác định. Phương phương INT giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy tổn thương nhanh chóng lành và ngăn bệnh tái phát.
5. Kỹ thuật ALA – PDT
Kỹ thuật ALA-PDT là liệu pháp sử dụng tia quang học tần cao để tác động trực tiếp lên các nốt mụn do bệnh sùi mào gà gây nên. Cách này cho hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự phát triển cũng như tiêu diệt triệt để virus HPV.
V – Khi nào âm đạo nổi mụn cần gặp bác sĩ?
Khi bị mọc mụn thịt ở âm đạo mà không rõ nguyên nhân hay chúng tồn tại dai dẳng, trở nên trầm trọng hơn bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám. Từ đó, đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Hầu hết, các trường hợp nổi mụn ở âm đạo, vùng sinh dục nữ thường sẽ tự lành khi bạn áp dụng những biện pháp căn bản tại nhà. Thay đổi lối sống, thói quen vệ sinh sạch sẽ có thể ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh trong tương lai.
VI – Cách phòng ngừa mụn ngứa âm đạo
Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa được tình trạng nổi mụn ở vùng âm đạo. Tuy nhiên, có một số biện pháp bạn nên áp dụng để giảm nguy cơ nổi mụn:
Cạo nhổ lông vùng kín đúng cách.
– Khi tắm hoặc vệ sinh vùng kín đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh và nước ấm để tránh vi khuẩn tích tụ và gây nhiễm trùng.
– Nếu như bạn cạo lông vùng kín nên cạo theo chiều lông mọc. Bên cạnh đó, thay dao cạo thường xuyên bởi khi dao cạo xỉn có thể làm tăng nguy cơ lông mọc người. Thay dao cao hoặc lưỡi dao 3 -4 tuần tuần một lần. Lưu ý không nên sử dụng chung dao cạo với người khác.
– Luôn giữ vùng kín khô thoáng, sạch sẽ, tuyệt đối không sử dụng dụng cụ để thụt rửa âm đạo.
– Để phòng tránh nổi mụn âm đạo nữ bạn nên chọn quần lót bằng chất liệu cotton và tránh mặc quần làm từ vải giữ nhiệt, không thấm hút khí. Mặc quần áo rộng tãi, thoải mái, nên thay đồ sau khi tập luyện đổ nhiều mô hôi hoặc khi đi bơi.
– Không sử dụng chung khăn tắm, xà phòng khăn mặt hoặc các vật dụng khác chạm vào âm đạo của bạn.
– Nên hạn chế tẩy lông vùng kín, vì khi thực hiện không đúng cách sẽ khiến vùng da dễ nhạy cảm bị tổn thương. Nếu cần tẩy lông hãy lựa chọn một cơ sở uy tín để được tẩy và chăm sóc da an toàn.
– Lau khô vùng kín trước khi mặc quần áo để hạn chế tình trạng ẩm ướt cũng là cách giúp bạn tránh bị nổi mụn thịt trong âm đạo.
– Không chạm hoặc nặn mụn ở vùng kín.
– Ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng kín bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân âm đạo nổi mụn ngứa và cách điều trị, phòng tránh. Ngay khi phát hiện mụn nước, mụn da, mụn mủ… ở vùng kín bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Nếu như bạn còn có câu hỏi nào muốn giải đáp thêm để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh