Ưu đãi lớn nhất chưa từng có... Ghé thăm Shopee của Đại Bắc
Elpis 45+

Trang chủ Hiểu về nàng 12 Bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới và cách phòng tránh

Xuất bản 06/05/2024
40 phút đọc Chia sẻ bài viết

12 Bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới và cách phòng tránh

Theo nhiều thống kê cho thấy, có hơn 90% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản mắc các bệnh phụ khoa. Con số này có xu hướng gia tăng theo mỗi năm. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản của chị em.

I – Bệnh phụ khoa là gì?

Bệnh phụ khoa nữ là gì? Đây là các bệnh lý có liên quan tới cơ quan sinh dục của người phụ nữ bao gồm: m hộ, âm đạo, buồng trứng, cổ tử cung, vòi trứng… Chúng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn khiến cuộc sống của chị em gặp nhiều phiền toái bởi cảm giác khó chịu, ngại gần gũi với chồng và mất tự tin trong cuộc sống.

Nguyên nhân gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa chính là sự xâm nhập của một số loại virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng vào môi trường âm đạo. Từ đó, khiến cho vùng kín của chị em bị viêm nhiễm dẫn tới nhiều bệnh.

Bệnh phụ khoa là gìBệnh phụ khoa gây ảnh hưởng tới cuộc sống của chị em.

Yếu tố tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập thường bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt hoặc lối sống của mỗi người như:

– Thói quen lười vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách.

– Quan hệ tình dục không lành mạnh, đảm bảo an toàn.

– Chế độ ăn uống không khoa học, mất cân bằng các chất dinh dưỡng.

– Thực hiện nạo phá thai tại những cơ sở không uy tín.

– Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai.

– Thường xuyên bị áp lực, căng thẳng dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố hoặc làm cho hormone sinh dục không được ổn định.

Những nguyên nhân này sẽ khiến cho chị em có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa của phụ nữ.

II – Các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới

Phần lớn, chị em sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều. Do đó, nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh kéo dài, ra màu nhiều hơn so với bình thường nên đi khám. Ngoài ra, chị em còn gặp phải một số biểu hiện khác như đau vùng kín, ngứa ngáy, khí hư bất thường, âm đạo có mùi… Thì đây có thể là dấu hiệu bị bệnh phụ khoa.

Dưới đây là các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới:

1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là một thuật ngữ y tế mô tả các rối loạn khác nhau khiến âm đạo của bạn bị nhiễm trùng hoặc viêm. Viêm âm đạo được phân thành nhiều loại khác nhau dựa vào nguyên nhân và triệu chứng. Cụ thể như sau:

các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giớiBệnh viêm âm đạo.

1.1. Viêm âm đạo do vi khuẩn

– Nguyên nhân: Nguyên nhân gây viêm âm đạo do vi khuẩn là do sự thay đổi của vi khuẩn bình thường được tìm thấy trong âm đạo, đến sự phát triển quá mức của một số sinh vật khác. Bình thường, trong âm đạo thường tìm thấy vi khuẩn lactobacillus nhiều hơn một số loài vi khuẩn khác trong âm đạo.

Loại viêm âm đạo này dường như có mối liên quan tới quan hệ tình dục, đặc biệt nếu trong trường hợp bạn có nhiều bạn tình hay có bạn tình mới. Tuy nhiên, nó cũng xảy ra ở nhiều phụ nữ không có hoạt động tình dục.

– Triệu chứng: Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể tiết ra nhiều khí hư có màu xanh, trắng xám, mùi hôi. Nếu bị viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như khí hư ra nhiều, đau khi quan hệ, khi rụng trứng hoặc trong những ngày hành kinh.

1.2. Viêm âm đạo do Trichomonas

– Nguyên nhân: Đây là dạng nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến hiện nay. Bệnh viêm âm đạo do nguyên nhân này được gây nên bởi một loại ký sinh trùng có tên Trichomonas. Chúng lây lan trong quá trình quan hệ tình dục.

– Biểu hiện: Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như tiết dịch có màu vàng xanh, đôi khi có bọt khí hư loãng, bọt khí li ti. Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, đau khi quan hệ và nóng rát mỗi khi đi tiểu tiện.

1.3. Nhiễm nấm men

– Nguyên nhân: Dạng viêm âm đạo này xảy ra do sự phát triển quá mức của một loài vi sinh vật nấm có tên candida nằm trong âm đạo. Loại nấm này thường tìm thấy ở phụ nữ mang thai hoặc những người mắc bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc kháng sinh cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho nấm candida phát triển. Bệnh phụ khoa candida ít lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, bệnh có thể dễ tái phát nhiều lần do đó bạn cần kết hợp điều trị cả bạn tình.

– Triệu chứng: Dấu hiệu chính thường gặp là ngứa ngáy, có thể tiết ra khí hư màu trắng đục, lợn cợn dày như phô mai. Hoặc khí hư có dạng lỏng như nước hay đặc như mủ kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy xung quanh âm hộ, đau khi đi tiểu, quan hệ tình dục.

1.4. Viêm âm đạo do thiểu dưỡng

– Nguyên nhân: Nguyên nhân gây nên loại viêm âm đạo này thường do giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh hoặc thực hiện một số phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Điều này khiến cho niêm mạc âm đạo mỏng, đôi khi dẫn tới tình trạng kích thích âm đạo, nóng rát và khô.

– Triệu chứng: Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra từ âm đạo, đau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục….

1.5. Viêm âm đạo không nhiễm trùng

– Nguyên nhân: Nguyên nhân gây nên loại viêm âm đạo này chủ yếu do chị em có thói quen thụt rửa, thuốc xịt âm đạo, xà phòng thơm, chất tẩy rửa có mùi thơm hoặc các sản phẩm diệt tinh trùng…

– Triệu chứng: Vùng kín có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau khi quan hệ, khi đi tiểu, khô âm đạo…

1.6. Viêm âm đạo do lậu

– Nguyên nhân: Lậu là bệnh xã hội lây qua đường tình dục có tốc độ lây lan nhanh chóng. Vi khuẩn lậu có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae có hình dạng như hạt cà phê. Bệnh lậu lây lan qua đường tình dục.

– Triệu chứng: Khí hư ra nhiều có màu vàng, xanh và có mùi bất thường, âm đạo có mùi có thể nổi mụn, đau khi quan hệ…

2. Bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung hay còn có tên gọi khác là u cơ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa ở nữ thường gặp. Đây là những khối u cơ có thể phát triển trên tử cung của phụ nữ ở dạng lành tính. Chúng hiếm khi trở thành ung thư.

các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặpU xơ tử cung là một trong các bệnh phụ khoa nữ thường gặp.

U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 30 đến 40 tuổi.

2.1. Các loại u xơ tử cung

Có nhiều loại u xơ tử cung khác nhau tùy thuộc vào vị trí của chúng và cách chúng bám vào. Các loại u xơ tử cung cụ thể bao gồm:

– U xơ tử cung : Những u xơ này bám vào thành cơ của tử cung. Chúng là loại phổ biến nhất.

– U xơ dưới niêm mạc : Những u xơ này phát triển dưới lớp lót bên trong tử cung của bạn.

– U xơ dưới thanh mạc : Loại u xơ này phát triển dưới lớp niêm mạc bề mặt ngoài tử cung của bạn. Chúng có thể trở nên khá lớn và phát triển thành xương chậu của bạn.

– U xơ tử cung có cuống : Loại ít phổ biến nhất, những u xơ này bám vào tử cung của bạn bằng một cuống hoặc thân. Chúng thường được mô tả giống nấm vì chúng có cuống và phần trên rộng hơn.

2.2. Triệu chứng u xơ tử cung

U xơ tử cung thường không có triệu chứng và thường phát hiện qua thăm khám định kỳ hoặc siêu âm. Tuy nhiên, nếu chị em bị bệnh cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu sau:

– Chảy máu quá nhiều hoặc đau đớn trong kỳ kinh nguyệt .

– Cảm giác đầy bụng dưới (bụng)/chướng bụng.

– Đi tiểu thường xuyên (điều này có thể xảy ra khi u xơ gây áp lực lên bàng quang của bạn).

– Đau khi quan hệ tình dục.

– Đau lưng dưới.

– Táo bón hoặc cảm thấy áp lực lên trực tràng.

– Dịch tiết âm đạo lâu dài (mãn tính) .

– Không có khả năng đi tiểu hoặc làm trống hoàn toàn bàng quang của bạn.

– Bụng chướng ngày càng tăng (phình to), khiến bụng bạn trông như đang mang thai.

3. U nang buồng trứng

Một số bệnh phụ khoa thường gặp khác đó là u nang buồng trứng. Chúng là một chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu và phát triển bất thường trên hoặc trong buồng trứng. Khối u này có thể là những mô mới khác thường hoặc là sự tích hợp tạo nên một nang trên buồng trứng.

những bệnh phụ khoa gây đau lưngU nang buồng trứng gây ảnh hưởng tới khả năng mang thai.

3.1. Nguyên nhân gây u nang buồng trứng

Theo báo cáo nghiên cứu cho rằng nguyên nhân liên quan đến u nang buồng trứng là do một số vấn đề có liên quan tới hormone hoặc một số bệnh như: Hội chứng buồng trứng, lạc nội mạc tử cung.

Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp:

– Rụng trứng: Hầu hết các u nang chức năng xảy ra khi nang trứng phát triển như bình thường nhưng không vỡ ra để giải phóng trứng.

– Lạc nội mạc tử cung: Những người bị lạc nội mạc tử cung, đặc biệt là ở giai đoạn muộn của bệnh, có thể phát triển u nang lạc nội mạc tử cung.

– Bệnh viêm vùng chậu (PID): Bạn có thể bị u nang chứa đầy mủ trên hoặc gần buồng trứng nếu bạn bị nhiễm trùng vùng chậu.

– Sự phát triển tế bào bất thường: Bạn có thể bị u nang da hoặc u nang tuyến nếu các tế bào trong buồng trứng phát triển một cách bất thường.

– Vấn đề về nội tiết tố: Bạn có nhiều khả năng bị u nang buồng trứng nếu bạn mắc một bệnh lý ảnh hưởng đến hormone, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

3.2. Triệu chứng u nang buồng trứng

Khi chị em bị u nang buồng trứng có thể gặp phải một số dấu hiệu sau:

Đau tức bụng dưới, buồn nôn, đầy hơi: Khi khối u có kích thước lớn sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và gặp phải những triệu chứng này.

Đi tiểu liên tục: Rối loạn tiểu tiện xảy ra có thể do nhiều yếu tố và nhiều bệnh lý gây nên như vấn đề bàng quang, đường tiết niệu, cao huyết áp…Tuy nhiên, chúng cũng có thể là biểu hiện của bệnh u nang buồng trứng do sự chèn ép bàng quang của khối u. Từ đó, khiến cho bạn đi tiểu nhiều hơn, nhưng khi đi tiểu bạn lại có cảm giác đau buốt, khó chịu.

4. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bệnh phụ khoa viêm lộ tuyến cổ tử cung có tên tiếng Anh là Cervical Ectropion là một trong các bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp ở nhiều chị em. Đây là tình trạng tổn thương lành tính xảy ra ở cổ tử cung do các tế bào trong cổ tử cung phát triển và xâm lấn mặt ngoài cổ tử cung.

Các tuyến thực hiện chức năng bài tiết dịch nhầy, nằm dưới lớp da biểu mô của cổ tử cung bị lộ ra ngoài bị nhiễm bệnh bởi nấm, vi khuẩn, vi trùng, virus.

4.1. Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung

Người bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể có sự phát triển bất thường của cổ tử cung bẩm sinh hoặc do nhiều nguyên nhân khác trong cuộc sống. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

– Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách, không sạch sẽ.

– Quan hệ tình dục không an toàn.

– Do mắc phải một số bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, mụn cóc sinh dục… mà không được xử lý kịp thời, dứt điểm.

– Viêm lộ tuyến cổ tử cung do lạm dụng các thủ thuật phụ khoa như nạo phá thai, đặt vòng âm đạo sai cách…

4.2. Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hầu hết các trường hợp chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thường không có triệu chứng nào. Bệnh chỉ được phát hiện thông qua khám sức khỏe phụ khoa định kỳ.

Viêm lộ tuyến được chia thành 3 cấp độ với một số biểu hiện khác nhau. Cụ thể như:

– Khí hư ra nhiều một cách bất thường, có màu xanh, vàng hoặc có mùi khó chịu ở vùng kín.

– Chị em có cảm giác đau ở vùng kín, đau bụng dưới, thắt lưng kèm theo cảm giác mệt mỏi.

– Rối loạn tiểu tiện.

– Rối loạn kinh nguyệt.

5. Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung cũng là một trong các bệnh phụ khoa hay gặp ở nhiều chị em.

Các bệnh phụ khoa của phụ nữNhiều chị em bị viêm cổ tử cung.

5.1. Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung

Bệnh viêm cổ tử cung có thể do một trong những nguyên nhân sau gây nên như:

– Bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, bệnh chlamydia, Trichomonas, Vi khuẩn Mycoplasma và ureaplasma.

– Dị ứng với hóa chất trong chất diệt tinh trùng, dung dịch vệ sinh phụ nữ.

– Kích ứng hoặc bị chấn thương từ băng vệ sinh tampon, dụng cụ tránh thai, viên đặt âm đạo.

– Mất cân bằng hormone.

5.2.  Triệu chứng viêm cổ tử cung

Các bệnh phụ khoa và triệu chứng viêm cổ tử cung thường gặp như:

– Lượng lớn dịch tiết âm đạo bất thường

– Đi tiểu thường xuyên, đau đớn

– Đau khi quan hệ tình dục

– Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt

– Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ, không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

6. Bệnh phụ khoa polyp cổ tử cung

Đây cũng là một trong các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Đây là tình trạng tăng sinh bất thường của những tế bào trên cổ tử cung. Polyp có kích thước từ vài mm cho đến vài cm có dạng như ngón tay, nấm hoặc bóng đèn…Polyp tử cung có màu hồng, mềm dễ chảy máu khi chạm vào.

6.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh polyp cổ hiện tại chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

– Do nồng độ estrogen cao, đặc biệt là phụ nữ trong tuổi sinh đẻ và tiền mãn kinh.

– Viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung.

6.2. Triệu chứng

– Ra máu sau khi quan hệ tình dục.

– Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt,

– Ra máu sau mãn kinh.

7. Tắc vòi trứng

Tắc vòi trứng là một trong các bệnh phụ khoa nguy hiểm, là nguyên nhân có thể gây vô sinh ở nữ giới. Vòi trứng hay ống dẫn trứng là hai ống nằm ở hai bên tử cung được lót bằng những cấu trúc niêm mạc có lông mỏng manh.

Bị bệnh phụ khoa nên làm gìTắc vòi trứng khiến việc thụ thai gặp khó khăn.

Lòng ống hoạt động theo cả 2 hướng, giúp trứng đi từ buồng trứng xuống tử cung và giúp tinh trùng đi lên từ tử cung gặp trứng. Nếu như có bất cứ phần nào của ống dẫn trứng bị tổn thương như phẫu thuật hoặc nhiễm trùng có thể gây tắc vòi trứng.

7.1. Nguyên nhân tắc vòi trứng

Các ống dẫn trứng bị tắc nghẽn có thể do một số yếu tố sau gây nên:

– Hiện tại hoặc tiền sử nhiễm STD, đặc biệt là chlamydia hoặc lậu.

– Tiền sử nhiễm trùng tử cung do phá thai hoặc sảy thai.

– Tiền sử ruột thừa bị vỡ.

– Tiền sử phẫu thuật bụng.

– Mang thai ngoài tử cung trước đó.

– Phẫu thuật trước đó liên quan đến ống dẫn trứng, bao gồm cả thắt ống dẫn trứng.

– Lạc nội mạc tử cung.

7.2. Triệu chứng

– Tắc vòi trứng là một trong những bệnh phụ khoa gây đau lưng, đau vùng bụng dưới.

– Tiểu nhiều lần liên tục, tiểu gấp.

– Kinh nguyệt không đều.

– Khí hư tiết ra nhiều, dễ viêm nhiễm, đau và khó chịu khi quan hệ tình dục.

8. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là hiện tượng xảy ra khi các tế bào nội mạc ở tử cung được tìm thấy ở bên ngoài tử cung của phụ nữ. Khi bị bệnh chị em cảm thấy đau đớn khi có chu kỳ kinh nguyệt. Nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây tổn thương ống dẫn trứng và cản trở nhu động ống dẫn trứng và ảnh hưởng tới sự phóng noãn.

Triệu chứng cụ thể:

– Cơn đau xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt, tần suất cơn đau có thể tăng theo thời gian.

– Vùng bụng và thắt lưng thường xuyên đau mỏi, khó chịu.

– Khi quan hệ tình dục cảm thấy đau nhức.

– Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi.

9. Buồng trứng đa nang

Đây cũng là một trong các bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ. Bệnh lý này liên quan tới rối loạn hệ thống các cơ quan nội tiết, chuyển hóa và tâm lý. Bệnh có thể gây nên nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

bệnh phụ khoa bị nổi mụnBuồng trứng đa nang gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Triệu chứng:

– Người bệnh có thể bị mất kinh trong nhiều tháng do quá trình rụng trứng gặp trục trặc, niêm mạc tử cung không bong ra hàng tháng.

– Da mặt tăng tiết dầu, bị sạm và mụn trứng cá nhiều hơn.

– Lông tóc phát triển và có hiện tượng rậm lông.

– Tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu gắt, lo âu, căng thẳng.

– Cảm giác đau, tức và khó chịu ở vùng chậu.

10. Rối loạn sàn chậu

Đây là bệnh lý phụ khoa tương đối phổ biến ở nữ giới đã trải qua quá trình mang thai, sinh nở hoặc người bị thiếu hụt nội tiết tố ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

Nguyên nhân xảy ra rối loạn sàn chậu là khi cơ thể phải tiếp nhận sức nặng khi mang thai. Trọng lượng thai nhi tạo áp lực căng giãn của cuộc sinh khiến cho chức năng sàn chậu hoạt động không còn như trước.

Triệu chứng:

– Người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề về tiểu tiện như són tiểu, tiểu nhiều lần, khó tiểu, tiểu không hết.

– Rối loạn đại tiện, táo bón, đau hậu môn hoặc đại tiện nhiều lần.

– Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng giãn rộng âm đạo, quan hệ không có cảm giác hoặc đau không giao hợp được.

11. Viêm vòi trứng

bệnh phụ khoa hay gặpViêm vòi trứng gây đau bụng và lưng.

Vòi trứng là phần nằm giữa tử cung và buồng trứng. Viêm vòi trứng thường do các loại vi khuẩn hoặc nhiễm trùng cổ tử cung, âm đạo…gây nên.

Triệu chứng:

– Đau lưng và bụng.

– Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ra không đều.

– Âm đạo cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.

– Tiểu buốt, tiểu rắt.

– Một số trường hợp người bệnh còn cảm thấy buồn nôn hoặc bị sốt.

12. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Đây là một nhóm bệnh gây nên bởi vi nấm, virus có khả năng lây lan nhanh qua con đường quan hệ tình dục không an toàn.

Triệu chứng:

– Ra dịch âm đạo nhiều bất thường có mùi hôi khó chịu.

– Có mụn nước, mụn cóc hoặc những vết loét ở bộ phận sinh dục.

– Quan hệ tình dục thường xuyên bị đau rát.

– Âm đạo ngứa ngáy.

– Xuất huyết âm đạo bất thường.

– Sụt cân, ớn lạnh, đau nhức và ra nhiều mồ hôi về đêm.

III – Các bệnh phụ khoa có nguy hiểm không?

Bệnh phụ khoa nguy hiểm như thế nào? Là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Khi chị em bị viêm nhiễm phụ khoa nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, dứt điểm có thể đối mặt với một số nguy hiểm như:

bệnh phụ khoa có nguy hiểm khôngBệnh phụ khoa gây ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.

– Ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt: Bệnh phụ khoa nữ triệu chứng thường gặp như khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy… Điều này gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc, đặc biệt là quan hệ vợ chồng.

– Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Bệnh phụ khoa có mùi hôi kèm theo huyết trắng hoặc xuất huyết âm đạo… có thể là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, tắc vòi trứng…Những bệnh lý này nếu không chữa trị đúng cách có thể khiến chị em khó thụ thai.

– Ảnh hưởng tới thai nhi: Nếu mẹ bầu bị bệnh phụ khoa lâu ngày có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Trẻ sinh ra qua đường âm đạo có thể dễ mắc các bệnh về da, viêm mắt. Trẻ có thể bị viêm âm đạo bẩm sinh do lây từ mẹ gây khó khăn trong việc điều trị.

Do đó, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường chị em nên tìm cách chữa bệnh phụ khoa tại nhà kết hợp thăm khám để điều trị bệnh dứt điểm.

IV – Phương pháp chẩn đoán bị mắc các bệnh phụ khoa

Việc chẩn đoán các bệnh phụ khoa có thể được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:

1. Tiền sử bệnh

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh, bao gồm cả các bệnh phụ khoa trước đây, hoạt động tình dục và các yếu tố nguy cơ khác. Bằng cách hỏi bạn về các yếu tố sau, bác sĩ có thể thu hẹp danh sách các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các triệu chứng của bạn:

– Lịch sử kinh nguyệt: Bao gồm tuổi bắt đầu kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt, thời gian kinh nguyệt, lưu lượng kinh nguyệt và bất kỳ bất thường nào, chẳng hạn như đau bụng kinh dữ dội hoặc chảy máu nặng.

– Tiền sử mang thai và sinh nở: Bao gồm số lần mang thai, sinh nở, sảy thai và biến chứng thai kỳ.

– Tiền sử sử dụng biện pháp tránh thai: Bao gồm các loại biện pháp tránh thai đã sử dụng và bất kỳ tác dụng phụ nào gặp phải.

– Tiền sử các bệnh phụ khoa trước đây: Bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), viêm nhiễm vùng chậu, u xơ tử cung và ung thư phụ khoa.

– Tiền sử phẫu thuật phụ khoa: Bao gồm bất kỳ phẫu thuật nào trên tử cung, buồng trứng, cổ tử cung hoặc âm đạo.

2. Xét nghiệm

Có một số xét nghiệm khác nhau có thể được sử dụng để chẩn đoán các bệnh phụ khoa, bao gồm:

2.1. Xét nghiệm Pap smear

Xét nghiệm Pap smear, còn được gọi là xét nghiệm Pap, là một xét nghiệm sàng lọc quan trọng để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung, sau đó được đưa lên lam kính để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Mục đích của xét nghiệm Pap smear:

– Phát hiện sớm tế bào bất thường ở cổ tử cung: Những tế bào này có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời.

– Giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung: Khi phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung có thể được điều trị hiệu quả hơn nhiều.

2.2. Xét nghiệm HPV

Xét nghiệm HPV là một xét nghiệm sàng lọc quan trọng để phát hiện virus HPV, virus có thể gây ra ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác ở phụ nữ. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung hoặc âm đạo, sau đó được xét nghiệm xem có virus HPV hay không.

Mục đích của xét nghiệm HPV:

– Phát hiện sớm nhiễm virus HPV: Nhiễm virus HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời.

– Giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung:  nhiễm virus HPV có thể được điều trị hiệu quả hơn nhiều nếu được phát hiện sớm

2.3. Xét nghiệm lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Xét nghiệm lây truyền qua đường tình dục (STIs) là một phần quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh phụ khoa. STIs có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm vô sinh, ung thư và thậm chí tử vong. Do đó, việc xét nghiệm và điều trị sớm STIs là rất quan trọng.

Các loại xét nghiệm STIs phổ biến:

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này có thể được sử dụng để chẩn đoán một số STIs, bao gồm HIV, viêm gan B, viêm gan C và giang mai.

– Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này có thể được sử dụng để chẩn đoán một số STIs, bao gồm chlamydia và lậu.

– Xét nghiệm dịch âm đạo: Xét nghiệm này có thể được sử dụng để chẩn đoán một số STIs, bao gồm Trichomonas vaginalis và nấm âm đạo.

– Xét nghiệm hậu môn: Xét nghiệm này có thể được sử dụng để chẩn đoán một số STIs, bao gồm chlamydia và lậu.

3. Siêu âm vùng chậu

Siêu âm vùng chậu là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cơ quan sinh sản ở phụ nữ. Đây là một xét nghiệm an toàn, không xâm lấn và có thể cung cấp thông tin chi tiết về tử cung, buồng trứng, buồng trứng và âm đạo. Siêu âm vùng chậu có thể được sử dụng để chẩn đoán nhiều bệnh phụ khoa,

4. Nội soi

Nội soi là một kỹ thuật y tế sử dụng dụng cụ mỏng có camera gọi là nội soi để quan sát bên trong cơ thể. Nội soi có thể được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh phụ khoa, bao gồm:

Chẩn đoán:

– Tìm kiếm nguyên nhân gây vô sinh: Nội soi có thể giúp bác sĩ nhìn thấy rõ hơn bên trong tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng để tìm kiếm các nguyên nhân gây vô sinh, chẳng hạn như sẹo, tắc nghẽn hoặc u xơ.

– Phát hiện bệnh lý buồng trứng: Nội soi có thể giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý buồng trứng, chẳng hạn như u nang buồng trứng, u xơ buồng trứng và ung thư buồng trứng.

– Chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng: Nội soi có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây đau bụng, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu (PID) và thai ngoài tử cung.

!Lưu ý: Tùy thuộc vào các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm này.

V – Cách phòng tránh các bệnh phụ khoa nữ

Để phòng tránh các bệnh phụ khoa nữ thường gặp chị em có thể tham khảo và áp dụng theo một số gợi ý dưới đây:

1. Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn là một trong những cách phòng tránh bệnh phụ khoa hiệu quả. Sử dụng bao cao su khi quan hệ là phương pháp hữu hiệu vừa có tác dụng tránh thai vừa ngưa ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.

Tuân thủ nghiêm ngặt 1 vợ 1 chống, không quan hệ thô bạo hoặc có những quan hệ ngoài luồng.

2. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách

Vệ sinh vùng kín đúng cách có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của chị em. Một số lưu ý về vệ sinh vùng kín chị em cần chú ý như:

– Tắm rửa thay quần lót thường xuyên. Có thể vệ sinh nhẹ nhàng âm hộ với nước sạch sau mỗi lần đi tiểu hoặc đại tiện.

– Tránh thụt rửa sâu, không nên ngâm cô bé trong nước lâu. Thực hiện các thao tác vệ sinh từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn từ hậu môn tấn công vào âm đạo gây bệnh.

– Nên lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp như Elpis 40+ để giúp làm sạch vùng kín nhẹ nhàng. Đồng thời khử mùi hồi, giảm các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, sưng tấy, đau rát ở vùng kín.

– Nếu trong thời kỳ kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên.

3. Khám phụ khoa định kỳ

Chị em nên xem việc thăm khám phụ khoa là thói quen cần có trong cuộc sống của mình. Hãy gạt bỏ tâm lý e ngại khi thăm khám để tránh bệnh tiến triển nặng nề ảnh hưởng tới sức khỏe. Chị em nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.

Trên đây là các bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em. Nếu bạn có câu hỏi nào cần được giải đáp thêm hay muốn tìm hiểu thêm về một số bệnh phụ khoa khác vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9131-vaginitis
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9130-uterine-fibroids
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ovarian-cysts/symptoms-causes/syc-20353405
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-is-cervical-lymphadenopathy
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-polyps/symptoms-causes/syc-20378709

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Your Email address will not be published.

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐẶT HÀNG

Cảm ơn bạn đã đặt hàng sản phẩm:

Dung Dịch Vệ Sinh Elpis 45+
Dung tích: 200ml
Số lượng: 1
Giá: 125.000vnđ
Hoặc bạn muốn được tư vấn hay đặt hàng trực tiếp từ các chuyên gia của chúng tôi thông qua
Hotline: 1800 1125
Họ và tên:
Số điện thoại:
Địa chỉ:
Tỉnh/Thành:
Lời nhắn:
Sản phẩm:
Số lượng:
Đơn hàng của bạn có giá là:
Chưa bao gồm phí vận chuyển
VỀ TRANG CHỦ
Elpis 45+ được phân phối bởi Đại Bắc Group

Miền Bắc: Số 11 đường Công nghiệp 4, KCN Sài Đồng B, P. Thạch Bàn, Q.Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 0243 7761 445 Fax: 0243 7761 448

Miền Nam: 25/16/17-21 Lê Thị Kỉnh, Ấp 3, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh. Điện Thoại: 028 6265 7038/ 02862646868

Miền Trung: 315 Ỷ Lan Nguyễn Phi, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Điện Thoại: 0236 3638 222 Fax: 0236 3638 224

Dược sĩ tư vấn 1800 1125 Mua hàng