Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
Cắt âm vật là gì? Có nguy hiểm không? Ai nên cắt?
Ẩn
]Cắt âm vật phụ nữ là một trong những tục lệ kỳ dị và cổ hủ vẫn được duy trì tại nhiều nơi. Nỗi đau về thể xác và tinh thần sẽ kéo dài đến mãi về sau này đối với những chị em.
I – Cắt âm vật là gì?
Hủ tục cắt âm vật của phụ nữ là hành vi nghi lễ cắt bỏ một số hoặc tất cả bộ phận sinh dục ngoài của phái nữ. Hủ tục này thường được thực hiện bằng một lưỡi dao cạo hoặc dao không có gây mê.
Độ tuổi mà người phụ nữ được tiến hành phẫu thuật cắt âm vật từ ngày sau khi sinh hoặc đến tuổi dậy thì. Các thủ tục cắt sẽ khác nhau tùy vào sắc tộc.
Cắt âm vật là hủ tục cần được loại bỏ.
Việc cắt âm vật gồn loại bỏ mũ âm vật và 1 bao da âm vật (đây là phần nhìn thấy của âm vật) loại bỏ môi bé. Ngoài ra, còn có một hình thức được xem là nghiêm trọng nhất đó là loại bỏ hoàn toàn môi lớn và đóng cửa âm hộ.
Trong thủ tục cuối cùng này, sẽ để lại một lỗ nhỏ dành cho việc tiểu tiện và kinh nguyệt. Âm đạo sẽ được mở ra để giao hợp và sinh con.
II – Quy trình cắt âm vật
Hiện nay, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể phải chỉ định bệnh nhân phẫu thuật âm vật phì đại. Phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân cũng như giai đoạn hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh lý bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật khác nhau.
Bác sĩ thăm khám trước khi tiến hành phẫu thuật cắt âm vật.
1. Thăm khám và tư vấn
Trước tiên, khi tiến hành cắt âm vật bác sĩ sẽ kiểm tra xem chị em có mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay không. Nếu như nghi ngờ đến những bệnh lý nguy hiểm cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.
Trong trường hợp chị em mắc bệnh phụ khoa cần phải điều trị trước khi tiến hành phẫu thuật.
2. Vệ sinh vùng kín, xác định âm vật cần loại bỏ
Bước tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh vùng kín nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó, xác định vị trí để tiến hành chuẩn bị phẫu thuật.
3. Gây tế và tiến hành phẫu thuật
Bác sĩ sẽ gây tê vùng phẫu thuật để chị em không bị đau.
Tiếp đến, bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dùng để loại bỏ âm vật.
4. Kiểm tra lại và hẹn tái khám
Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo phẫu thuật đã được thực hiện tốt, không gây biến chứng. Đồng thời, bác sĩ đưa ra lịch hẹn tái khám và hướng dẫn một số cách chăm sóc tại nhà.
III – Hủ tục cắt âm vật phụ nữ có nguy hiểm không?
Hủ tục cắt âm vật của phụ nữ bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới, nỗ lực nhằm kiểm soát tình dục của phụ nữ. Và những ý tưởng về sự khiêm tốn, thuần khiết, tính thẩm mỹ.
Hủ tục cắt âm vật ở phụ nữ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phong tục cắt âm vật thường được khởi xướng và thực hiện bởi những người phụ nữ. Những người nhìn thấy chúng là một niềm vinh dự, họ lo ngại rằng con gái, cháu gái họ nếu không cắt âm sẽ khiến cho cô gái đó bị xã hội xa lánh.
Hủ tục cắt âm vật gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như: Nhiễm trùng tái phát, đau mãn tính, không có khả năng mang thai, u nang, biến chứng khi sinh và xuất huyết tử vong. Không có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh lợi ích sức khỏe từ việc cắt môi âm vật.
Hành vi này đã bị cấm hoặc hạn chế tại hầu hết các quốc gia mà hủ tục này xảy ra. Tuy nhiên, chế tài pháp luật cho hành vi này lại yếu kém nên chưa đạt được kết quả như mong muốn.
IV – Cách đảm bảo an toàn sinh lý nữ giới
Âm vật là bộ phận quan trọng của nữ giới trong chức năng sinh sản và tình dục. Do đó, chị em nên chủ động chăm sóc, vệ sinh để đảm bảo an toàn sinh lý.
Dưới đây là một số cách cho bạn tham khảo và áp dụng:
– Nên duy trì thói quen vệ sinh âm vật nói riêng và cơ quan sinh dục nói chung ít nhất 1 lần/ngày. Đặc biệt, sau khi tiểu tiện, quan hệ tình dục nên vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, nấm.
– Lựa chọn đồ lót phù hợp cũng là cách giúp bạn bảo vệ âm vật. Nên ưu tiên lựa chọn đồ lót có khả năng thấm hút tốt, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái khi sinh hoạt, vận động.
Hy vọng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết về hủ tục cắt âm vật nguy hiểm như thế nào. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó chịu ở vùng kín hoặc muốn tìm hiểu thêm về hủ tục này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh