Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
Đau âm đạo: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả an toàn
Ẩn
]Đau âm đạo là hiện tượng thường gặp ở một số chị em do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tình trạng này khiến cho không ít chị em cảm thấy lo lắng. Vậy phải làm sao khi âm đạo bị đau?
I – Nguyên nhân đau âm đạo là gì?
Đau âm đạo là một dạng triệu chứng, không phải là một loại bệnh. Đặc điểm của tình trạng này là cảm giác đau xuất hiện ở xung quanh âm đạo, nhức nhối, âm ỉ, châm chích hoặc nóng rát.
Bị đau âm đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên
Mức độ đau của mỗi người sẽ không giống nhau từ nhẹ cho đến trung bình. Cơn đau có thể tăng lên khi đi tiểu tiện, tắm rửa hoặc quan hệ tình dục.
Có một số trường hợp, cơn đau lan đến trực tràng, đáy chậu hoặc mặt trong của đùi. Một số người, ngoài cảm giác đau vùng âm đạo còn kèm theo các triệu chứng khác như rối loạn chức năng tình dục, tiểu kích thích. Hiện tượng đau âm đạo có thể đến nhanh và đi nhanh nhưng cũng có thể xuất hiện liên tục diễn ra trong thời gian dài.
Bị đau cứng vùng xung quanh âm đạo do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
– Bị nhói âm đạo do kích ứng da: Khi vùng kín tiếp xúc với một số tác nhân như nước hoa, chất bôi trơn, xà phòng… da vùng âm đạo có thể bị kích ứng gây cảm giác đau rát. Ngoài ra, còn kèm theo một số dấu hiệu khác như ngứa và đau ở 2 mép của âm đạo.
– Nhiễm khuẩn đạo: Cảm giác khô rát đau âm đạo cũng có thể do hiện tượng này gây nên. Với sự phát triển quá mức của một số loại vi khuẩn bên trong âm đạo có thể gây mất cân bằng hệ vi khuẩn từ đó khiến âm đạo bị đau. Trong đó, nguyên nhân thường gặp là viêm âm đạo. Khi mắc phải bệnh phụ khoa này người bệnh thường có một dấu hiệu khác nhau như ngứa âm đạo, rát khi tiểu tiện, ra dịch màu trắng hoặc xám…
– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Âm đạo bị sưng và đau nóng có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh lý này cũng sẽ ảnh hưởng tới một số vùng như thận, bàng quang, niệu đạo… Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như đau bụng dưới, mệt mỏi, tiểu tiện ra máu, nước tiểu có màu đục…
– Nhiễm Trichomonas: Nếu bạn bị nhiễm Trichomonas cũng có thể gặp phải triệu chứng đau rát âm đạo.
– Nấm âm đạo: Đây là một dạng tổn thương đến da, miệng, bộ phận sinh dục và máu. Khi bị nấm âm đạo, người bệnh sẽ có cảm giác âm đạo bị đau từng cơn, ra dịch màu trắng, vàng hoặc xanh cùng với mùi hôi tanh khó chịu…
– Mụn rộp sinh dục: Một số người bị đau âm đạo khi quan hệ có thể là do mắc phải bệnh mụn rộp sinh dục. Bệnh lý này là do tiếp xúc trực tiếp giữa da người bình thường với da của người bị nhiễm virus herpes. Khi đã nhiễm, virus sẽ tồn tại trong cơ thể nhưng khi đến khi chúng hoạt động lại mới gây ra các triệu chứng như đau khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo bất thường, ho, sổ mũi…
– Thời kỳ mãn kinh: Hiện tượng đau buốt hai bên mép âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh. Khi phụ nữ bước vào giai đoạn này sự thay đổi của nồng độ hormone trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tới âm đạo, xuất hiện cảm giác đau rát, đặc biệt là khi quan hệ. Ngoài ra, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh còn có một số dấu hiệu khác như đau đầu, khó ngủ, âm đạo khô rát đổ mồ hôi đêm, giảm ham muốn, thường xuyên cảm thấy người nóng bừng…
II – Đau âm đạo có nguy hiểm không?
Rất nhiều người cảm thấy lo lắng khi chảy máu âm đạo kèm theo đau bụng dưới hay gặp phải hiện tượng đau âm đạo sau khi quan hệ… họ lo lắng không biết điều này có nguy hiểm không?
Đau âm đạo làm ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng
Nhiều người bị đau ở vùng âm đạo với tâm lý e ngại nên còn khá chủ quan không đi thăm khám bác sĩ. Tùy vào tần suất, cường độ mà hiện tượng này có thể gây ra những nguy hiểm như:
– Tự dưng đau buốt âm đạo sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Chúng khiến cho chị em khó tập trung vào công việc cũng như các hoạt động khác thường ngày.
– Vùng dưới âm đạo bị đau khiến cho chị em có tâm lý sợ hãi khi quan hệ. Khi tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân.
– Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho âm đạo đau ngứa ra dịch trắng. Trong đó có những trường hợp xuất phát từ bệnh lý phụ khoa. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới sức khỏe sinh sản và thậm chí là vô sinh nữ.
– Ngoài ra, đau nhói mép âm đạo khi mang thai còn có thể đe dọa tới sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, khi gặp phải hiện tượng này bạn nên đi thăm khám sớm.
III – Cách xử lý khi bị đau vùng âm đạo hiệu quả
Âm đạo sưng to và đau rát có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Do đó khi gặp phải hiện tượng này bạn không nên chủ quan tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn.
Nên đi thăm khám bác sĩ khi âm đạo bị đau
Theo các chuyên gia, âm đạo cương cứng bị đau bạn không nên tự ý điều trị tại nhà. Nếu muốn chấm dứt tình trạng này bạn nên đi thăm khám, làm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Hầu hết các trường hợp mẹ bầu bị đau âm đạo hay ra máu nhiều ngày và đau âm đạo có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Vì vậy, trong trường hợp này cần can thiệp y tế nên bạn không thể chủ quan.
Nếu sau sinh bị đau âm đạo hoặc đau bụng tiểu gắt ngứa âm đạo bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Sau khi thăm khám xong bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Trong quá trình điều trị đau âm đạo bạn nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý đổi thuốc hoặc ngừng thuốc. Ngoài ra, bạn nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để nắm được tình trạng bệnh.
IV – Cách phòng tránh để không bị đau âm đạo đơn giản
Âm đạo hơi ê đau gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như cuộc sống vợ chồng. Do đó, ngoài việc tìm hiểu phương pháp xử lý bạn cũng nên chủ động áp dụng một số biện pháp phòng tránh như:
Vệ sinh vùng kín đúng cách.
– Phòng tránh mụn thịt ở âm đạo đau ngứa bằng cách vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Khi lau vùng kín bạn nên lau trừ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn có điều kiện thuận lợi xâm nhập vào âm đạo làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
– Giữa cho cuộc sống luôn thoải mái cũng là cách hạn chế bị viêm âm đạo đau bụng.
– Luôn giữ cho vùng âm đạo được khô thoáng bằng cách thay quần lót, lựa chọn quần làm bằng chất liệu cotton. Đặc biệt, không nên mặc quần bó sát hay quá chật.
– Để phòng tránh đau ngứa âm đạo sau khi quan hệ bạn nên quan hệ lành mạnh.
– Chỉ nên thụt rửa âm đạo theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
– Không nên tắm nước quá nóng và ngâm mình trong bồn nước nóng.
– Ngoài ra, chị em nên khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh các bệnh phụ khoa.
Khi nhận thấy triệu chứng đau âm đạo bạn nên đi thăm khám kịp thời tại các cơ sở uy tín. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào cần được tư vấn thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh