Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
Đau âm hộ nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý
Ẩn
]Đau âm hộ là tình trạng thường gặp ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Khi gặp phải hiện tượng này chị em nên nhanh chóng đi thăm khám tìm biện pháp điều trị kịp thời. Bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản.
I – Âm hộ là gì?
Âm hộ là một trong những phần nằm trong hệ thống cơ quan sinh dục của phụ nữ. m hộ có nhiều chức năng khác nhau và giữ vai trò quan trọng với việc vận hành cơ chế sinh lý và sinh sản ở nữ giới.
Cấu trúc của âm hộ phụ nữ như sau:
– Phần xương mu: Đây là nơi tích tụ các mô mỡ dưới da nhô cao ngay trên phần âm hộ, nằm ở xung quanh môi lớn.
– Môi lớn: Đây là hai lớp da kéo dài từ phần gò vệ nữ xuống vị trí ngay trước hậu môn. Môi lớn cùng với môi nhỏ sẽ tạo thành môi âm hộ có tác dụng che chắn, bảo vệ toàn bộ bên trong cơ quan sinh dục.
– Môi bé: Là nếp gấp nằm bên trong và nhỏ hơn môi ngoài.
Âm hộ có vai trò quan trọng trong chức năng sinh sản.
– Lỗ niệu đạo: Đây là lỗ thoát nước của nước tiểu đi từ bàng quang qua ống dẫn tiểu ra bên ngoài. Lỗ niệu đạo nằm trên cửa âm đạo và dưới âm vật khoảng 2cm.
– Âm đạo: Có hình ống dài nối từ cửa mình bên ngoài vào đến tử cung bên trong. m đạo có tính đàn hồi cao và khả năng co giãn gấp nhiều lần so với kích thước bình thường.
– Màng trinh: Là một tấm màng mỏng nằm bên trong cửa âm đạo, cách âm đạo khoảng 1-2cm
II – Đau âm hộ là như thế nào?
Đau âm hộ là tình trạng xuất hiện những triệu chứng đau và khó chịu ở vùng âm hộ. Tình trạng này khiến cho chị em cảm thấy khó chịu, không thể ngồi yên trong thời gian dài và việc quan hệ tình dục trở nên đau đớn. m hộ bị đau có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, tinh thần như lo âu hoặc trầm cảm.
Nhiều chị em gặp phải tình trạng đau âm hộ.
Theo trang https://my.clevelandclinic.org/, chứng đau âm hộ được phân thành 2 loại đó là:
– Đau âm hộ cục bộ: Hầu hết thời gian, cơn đau chỉ tập trung ở một chỗ, giống như tiền đình âm hộ hoặc âm vật của bạn. Tiền đình âm hộ của bạn là vùng da nằm giữa môi âm hộ bên trong (môi âm đạo) và lỗ niệu đạo (nơi bạn đi tiểu) và âm đạo.
– Đau âm hộ toàn bộ: Đôi khi, cơn đau không chỉ tập trung ở một chỗ. Thay vào đó, bạn có thể cảm thấy đau ở các phần khác nhau của âm hộ hoặc âm đạo vào những thời điểm khác nhau.
III – Nguyên nhân gây đau âm hộ
Âm hộ là bộ phận chứa nhiều mô nhạy cảm nên rất dễ gặp phải những vấn đề bất thường. Một trong số đó là tình trạng viêm, đau âm hộ. Âm hộ bị đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
1. Âm hộ bị đau do nhiễm trùng
Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng do nấm men đều có thể khiến cho những cơn đau xuất hiện ở âm hộ. Mức độ cơn đau ở mỗi người có thể khác nhau từ nhẹ cho đến nặng.
Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm trùng do virus, điển hình như viêm âm đạo do virus herpes simplex cũng có thể là nguyên nhân gây khó chịu hoặc đau ở vùng âm hộ.
2. Rối loạn thần kinh
Một số trường hợp mẹ bầu đau âm hộ do rối loạn thần kinh. Khi bị chấn thương dây thần kinh hoặc mắc bệnh thần kinh, u nang Tarlov cũng có thể ảnh hưởng hoặc liên quan tới rễ thần kinh và gây đau âm hộ.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đau rát âm hộ cũng có thể xuất phát từ căn bệnh nhiễm trùng tiết niệu. Đây là bệnh dễ lây lan và làm ảnh hưởng tới những vùng xung quanh như: Bàng quang, niệu đạo, thận.
Âm đạo bị đau có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chị em khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ có một số triệu chứng như: đi tiểu ra máu, người mệt mỏi, đau bụng dưới, nước tiểu có mùi và màu đục…Kèm theo đó là tình trạng đau nhói, buốt, rát đường âm hộ.
4. Rối loạn da
Khi chị em gặp phải một số rối loạn về da cũng có thể là nguyên nhân gây đau âm hộ. Cụ thể như sau:
– Viêm da tiếp xúc: Khi bị viêm da tiếp xúc chị em thường gặp phải một số dấu hiệu như ngứa ngáy, châm chích và đau. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi chị em sử dụng xà phòng hoặc nước hoa vùng kín.
– Viêm nang lông: Khi vi khuẩn xâm nhập vào nang lông, những mụn nhỏ cũng bắt đầu xuất hiện ở âm hộ và gây nên tình trạng đau nhức.
– U nang tuyến Bartholin: Khi tuyến này bị tắc nghẽn có thể khiến cho các u nang xuất hiện và gây đau đớn ở âm hộ.
– Lichen sclerosus: Tình trạng này thường khiến cho da bị thay đổi màu sắc và kết cấu. Đặc biệt, trong một số trường hợp còn khiến cho người bệnh cảm thấy đau khi quan hệ và da có thể bị rách. Đây cũng là lý do giải thích vì sao một số chị em bị đau âm hộ khi quan hệ.
– Địa y sclerosus: Tình trạng này nếu xuất hiện sẽ khiến cho các vùng da xung quanh âm hộ và hậu môn bị đau nhức khó chịu. Những mảng da ở vùng này có thể dày lên, nhăn nheo gây mất thẩm mỹ.
5. Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố là tình trạng thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi dậy thì hoặc trong thời kỳ hành kinh, giai đoạn mãn kinh. Sự thay đổi này cũng có thể khiến cho các mô nhạy cảm ở âm hộ bị sưng lên, viêm khô hoặc gây cảm giác khó chịu.
Thay đổi nội tiết tố có thể gây đau âm hộ.
Ngoài ra, một số phụ nữ còn có khả năng phát triển hội chứng tiết niệu sinh dục sau thời kỳ mãn kinh. Những triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm: Đau âm hộ, khô âm đạo, đau khi quan hệ và gặp phải một số vấn đề về bàng quang.
6. Mụn rộp sinh dục hoặc bệnh lây qua đường tình dục
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau âm hộ đó là do mụn rộp sinh dục. Bệnh do virus herpes gây nên. Mụn rộp sinh dục ngoài việc gây cảm giác đau nhức còn khiến chị em thấy ngứa ngáy, đau khi quan hệ và xuất hiện vết loét ở âm hộ.
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, lậu… đều là những bệnh gây biến đổi đường sinh dục và làm đau vùng kín. Cùng với đó là những dấu hiệu nặng nhẹ. Triệu chứng phổ biến thường gặp đó là nổi mụn, vết lở loét, tăng dịch tiết và khí hư, có mùi hôi khó chịu.
7. Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh sản gồm có tử cung, cổ tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Khi chị em bị viêm nhiễm cấp tính ở cơ quan sinh dục nhưng không điều trị dẫn tới viêm vùng chậu.
Viêm vùng chậu ngoài việc gây đau âm hộ, âm đạo còn kèm theo một số triệu chứng khác như:
– Xuất hiện khí hư bất thường về số lượng, màu sắc và mùi.
– Đau vùng xương chậu, bụng dưới, thắt lưng.
– Chảy máu sau khi quan hệ.
– Cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
8. Tình trạng đau mãn tính
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ bị chứng đau âm hộ cũng có nhiều khả năng gặp phải một số tình trạng đau mãn tính khác. Ví dụ, các tình trạng có thể xảy ra đồng loạt như viêm bàng quang, hội chứng ruột kích thích, đau cơ xơ hóa.
9. Ung thư
Ung thư âm hộ xảy ra khi có sự xuất hiện của những tế bào bất thường phát triển trong các mô âm hộ. Tình trạng này có thể gây nên những cơn đau khó chịu.
Khi bị ung thư âm hộ, chị em có thể gặp phải một số dấu hiệu như:
– Đau rát, ngứa ngáy âm hộ.
– Viêm nhiễm.
– Khí hư ra nhiều bị vón cục.
– Vết loét mở hoặc kéo dài hơn 1 tháng.
– Màu da vùng kín thay đổi.
IV – Dấu hiệu đau âm hộ
Chị em có thể nhận biết tình trạng đau âm hộ thông qua một số dấu hiệu điển hình như:
– Có cảm giác đau ở vùng âm hộ. Mức độ, thời gian cơn đau diễn ra khác nhau tùy thuộc vào tình trạng, nguyên nhân của mỗi người.
– Châm chích, khó chịu, đau nhói hoặc sưng ngứa ở toàn bộ vùng âm hộ hoặc có thể tập trung ở một khu vực cụ thể.
– Cơn đau ập đến không có sự cảnh báo từ trước hoặc xảy ra khi bạn chạm vào khu vực.
– Ngoài đau âm hộ, còn kèm theo một số dấu hiệu khác như: ra khí hư bất thường, chảy máu âm đạo, tiểu buốt, tiểu rắt, đau vùng thắt lưng, đau bụng dưới…một số trường hợp mỗi lần hành kinh đau âm hộ.
V – Âm hộ bị đau có nguy hiểm không?
Âm hộ đau không chỉ khiến cho chị em cảm thấy khó chịu mà còn rơi vào trạng thái lo lắng, bất ổn. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể chuyển sang đau âm hộ mãn tính.
Đau âm hộ khiến chị em cảm thấy khó chịu và lo lắng.
Nếu chị em bị đau ở âm hộ nhưng không chữa trị kịp thời có thể gây nên những hậu quả khôn lường về sức khỏe như:
– Ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày: Cơn đau kéo dài dai dẳng khiến chị em lo lắng mất tập trung. Điều này không chỉ cản trở sinh hoạt thường ngày mà còn làm giảm hiệu quả công việc, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Từ đó khiến cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm.
– Rối loạn chức năng tình dục: Đau âm hộ khiến cho chị em cảm thấy sợ hãi khi quan hệ tình dục. Nhiều chị em không còn tâm trí nghĩ tới, trốn tránh. Khi tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới hạnh phúc gia đình.
– Nguy cơ dẫn tới vô sinh: Đau vùng kín do những nguyên nhân viêm nhiễm, bệnh xã hội có thể làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Viêm nhiễm gây tắc vòi trứng, viêm buồng trứng và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
VI – Bị đau âm hộ phải làm sao?
Âm hộ bị đau khiến cho không ít chị em cảm thấy lo lắng, băn khoăn không biết phải làm sao để khắc phục tình trạng này. Thực tế cho thấy, không có giải pháp này điều trị nào hiệu quả cho tất cả các trường hợp.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp với từng đối tượng:
1. Khắc phục đau âm hộ tại nhà
Ngay sau khi xuất hiện tình trạng đau vùng kín nhẹ, chị em có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như:
– Ngâm nước ấm: Chị em có thể ngâm rửa vùng kín bằng nước ấm trong khoảng 15 phút mỗi ngày. Có thể pha thêm một chút dung dịch sát khuẩn để tăng khả năng sát khuẩn cho vùng kín.
– Chườm lạnh: Nếu bà bầu tháng cuối đau âm hộ có thể tham khảo và áp dụng cách này. Phương pháp này thực hiện khá đơn giản, bạn lấy khăn bọc đá lạnh rồi chườm ở vùng kín.
– Dùng thảo dược: Một trong những cách chữa đau âm hộ tại nhà được nhiều chị em lựa chọn đó chính là dùng thảo dược. Một số loại thảo dược tốt cho việc chữa trị viêm nhiễm như lá chè xanh, lá trầu không, lá lốt… Thảo dược này an toàn chị em có thể đun nước để vệ sinh vùng kín. Tuy nhiên, chị em nên lựa chọn nguyên liệu phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.
2. Điều trị y tế
Một số loại thuốc có thể được sử dụng cho việc điều trị chứng đau âm hộ. Thuốc có thể là dạng viên uống, thuốc bôi lên da, thuốc tiêm…Các loại thuốc sau đã được công nhận là hữu ích trong việc điều trị chứng đau âm hộ như:
Sử dụng thuốc điều trị đau âm hộ.
– Thuốc gây tê: Các loại thuốc này được áp dụng trực tiếp lên da. Chị em có thể sử dụng trước khi quan hệ để làm giảm cơn đau ngắn hạn hoặc sử dụng thời gian dài.
– Thuốc chống trầm cảm hoặc động kinh: Những loại thuốc này được chứng minh có công dụng chống trầm cảm và ngăn ngừa co giật. Đồng thời, làm giảm các triệu chứng của chứng đau âm hộ. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này có thể phải mất đến vài tuần thuốc mới phát huy tác dụng.
– Vật lý trị liệu: Thêm một sự lựa chọn khác cho những chị em đang bị chứng đau âm hộ. Loại trị liệu này được thực hiện với mục đích thư giãn các mô ở sàn chậu, đồng thời giải phóng căng thẳng ở cơ và khớp. Tăng cường cơ này có thể giúp chị em giảm bớt nỗi đau.
– Phẫu thuật: Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này được tiến hành nhằm mục đích cắt bỏ vùng da và mô bị ảnh hưởng.
VII – Cách phòng tránh tình trạng đau âm hộ
Đau âm hộ có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường ở cơ quan sinh dục nữ. Do đó, chị em nên nắm rõ để chủ động tìm các biện pháp phòng tránh để không gặp phải những trường hợp không mong muốn.
Dưới đây là một số cách phòng tránh bị đau âm hộ chị em có thể tham khảo:
1. Chú ý tới các sản phẩm vệ sinh vùng kín
Để phòng tránh bị viêm, đau âm hộ chị em nên chú ý tới việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín. Bởi chúng có thể khiến cho âm đạo bị mất cân bằng độ pH, kích ứng gây đau rát, ngứa ngáy.
Do đó, chị em nên chú ý lựa chọn các sản phẩm có tính dịu nhẹ, đảm bảo an toàn khi sử dụng như dung dịch vệ sinh phụ nữ Elpis 40+. Đây là sản phẩm được thiết kế dành riêng cho chị em tuổi ngoài 40.
Elpis 40+ với độ pH trung tính cùng với hoạt chất mới Sepicalm, lactoserum, acid lactic, vitamin E mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vùng kín như:
– Làm sạch dịu nhẹ;
– Giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên cho da, giảm tình trạng khô rát vùng kín, duy trì sự mềm mại của làn da;
– Khử mùi hôi, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây nên viêm nhiễm, nấm ngứa.
2. Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, đúng cách
Âm đạo của nữ giới có khả năng tự làm sạch. Do đó, chị em không cần sử dụng các sản phẩm thụt rửa hoặc các chất tẩy rửa khác. Bởi chúng có thể gây khó chịu, đặc biệt là khi âm hộ đang bị đau.
Chị em khi vệ sinh vùng kín nên thực hiện nhẹ nhàng từ trước ra sau. Không vệ sinh theo chiều ngược lại tránh để vi khuẩn từ hậu môn tấn công vào vùng kín gây viêm nhiêm, đau rát.
3. Sử dụng chất bôi trơn khi quan hệ tình dục
Chị em bị khô âm đạo hoặc tiết ra quá ít hoặc không tiết ra dịch nhày có thể cảm thấy bị đau ở âm hộ. Để giải quyết vấn đề này chị em có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như chất bôi trơn để dương vật đi vào bên trong dễ dàng hơn.
Ngoài ra, chất bôi trơn cũng có thể có trong bao cao su. Vì vậy, chị em nên sử dụng chúng khi quan hệ tình dục.
4. Thăm khám phụ khoa định kỳ
Nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường ở vùng kín và điều trị kịp thời là biện pháp tránh đau âm hộ hiệu quả chị em nên áp dụng. Để có thể nhận biết sức khỏe vùng kín chị em nên thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý điều trị đau âm hộ bạn nên nắm được. Nếu bạn còn có câu hỏi nào muốn được giải đáp thêm hãy nhanh chóng liên hệ ngay với dược sĩ Elpis 40+ qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Tài liệu tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/vulvodynia/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vulvodynia/symptoms-causes/syc-20353423
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17878-vulvodynia
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh