Ưu đãi lớn nhất chưa từng có... Ghé thăm Shopee của Đại Bắc
Elpis 45+

Trang chủ Hiểu về nàng Sinh xong vùng kín có mùi hôi do đâu? Làm sao để khắc phục?

Xuất bản 28/05/2024
26 phút đọc Chia sẻ bài viết

Sinh xong vùng kín có mùi hôi do đâu? Làm sao để khắc phục?

Sinh xong vùng kín có mùi hôi là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bỉm sữa. Điều này gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, chất lượng cuộc sống, thậm chí đây còn có thể là những dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm phụ khoa. Vậy nguyên nhân khiến vùng kín mùi hôi do đâu? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

I – Sau sinh vùng kín có mùi hôi là như thế nào?

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, chị em rất dễ gặp phải những vấn đề ở vùng kín. Một trong số đó là tình trạng mùi hôi khó chịu xuất phát ở vùng nhạy cảm này.

Phụ nữ sau sinh vùng kín có mùi hôiSau sinh nhiều chị em gặp phải tình trạng vùng kín có mùi hôi.

Đẻ xong vùng kín có mùi hôi là tình trạng mà nhiều mẹ bỉm gặp phải. Tình trạng này xảy ra có thể là do vấn đề vệ sinh chưa sạch sẽ hoặc là dấu hiệu của một bệnh lý viêm phụ khoa nào đó điển hình như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu…Lúc này, mẹ bỉm nên nhờ đến sự tư vấn điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.

II – Tại sao sinh xong vùng kín có mùi hôi?

Phụ nữ sau sinh vùng kín có mùi hôi có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố. Cụ thể, trong thời gian này cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua nhiều sự thay đổi trong đó có cả những yếu tố liên quan tới vùng kín.

Vùng kín có mùi hôi sau khi sinh có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

1. Do sản dịch

Nếu trường hợp chị em sau sinh 1 tháng vùng kín có mùi hôi có thể là do sản dịch. Sản dịch là dịch tiết ra từ âm đạo của người phụ nữ sau khi sinh con. Phần dịch này được tạo nên từ những cục máu đông nhỏ ở vết thương nơi nhau bám và những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung, phần sót lại của nước ối, chất dịch từ vết thương ở âm đạo, cổ tử cung do quá trình sinh đẻ.

Sản dịch sẽ xuất hiện ở cả người sinh thường và sinh mổ. Thông thường, sản dịch sau khi sinh mổ sẽ nhanh hết hơn so với phương pháp sinh thường. Bởi khi sinh mổ, lớp nội mạc tử cung đã được bóc sạch. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp sinh mổ đều nhanh hết sản dịch, bởi điều này còn tùy thuộc vào cơ địa, chế độ chăm sóc…

Sinh xong vùng kín có mùi hôiVùng kín mùi hôi sau sinh có thể do sản dịch.

Sản dịch sau khi sinh thường có mùi tương tự như hành kinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp chị em sinh xong vùng kín có mùi hôi do sản dịch. Bởi khi sản dịch thoát ra ngoài sẽ gặp các vi khuẩn gây bệnh như trực khuẩn, tụ cầu, liên cầu… Từ đó làm cho sản dịch có mùi tanh cùng độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ bốc mùi hôi ở sản dịch.

Nếu vùng kín có mùi hôi sau sinh do sản dịch chị em có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như:

– Sản dịch có mùi hôi khó chịu bất thường.

– Lượng sản dịch tăng lên chứ không giảm theo thời gian. Nếu trong trường hợp lượng sản dịch ra nhiều một cách đột ngột hơn ban đầu và kéo dài trên 1 tuần bạn nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

– Đau vùng chậu, dấu hiệu này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm trùng trong tử cung. Điều này cũng khiến cho sản dịch của mẹ bỉm có mùi hôi khó chịu.

2. Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ

Vệ sinh không sạch sẽ cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bỉm sau sinh 2 tháng vùng kín có mùi hôi. Mùi hôi này chủ yếu được xác định là do nước tiểu, dịch âm đạo hoặc sản dịch còn sót lại gây ra do bạn không vệ sinh vùng kín đúng cách.

Ngoài ra, nếu chị em có thói quen sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính kiềm cao cũng sẽ gây nên những kích ứng ở vùng kín. Những sản phẩm này sẽ tiêu diệt đi vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo, làm độ pH mất cân bằng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh.

3. Sinh xong vùng kín có mùi hôi do nhiễm khuẩn âm đạo

Ngoài những nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi sau sinh mổ nêu trên, một số mẹ bỉm gặp phải tình trạng này còn do nhiễm khuẩn âm đạo. Bệnh lý này xảy ra khi có sự tăng trưởng quá mức của các loại vi khuẩn âm đạo phá vỡ đi mức cân bằng tự nhiên. Từ đó, gây nên hiện tượng kích ứng, tiết nhiều dịch, sưng niêm mạc và vùng kín có mùi hôi.

Nhiễm khuẩn âm đạo nếu không được điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng tới khu vực niệu đạo, bàng quan và vùng da ở bộ phận sinh dục.

So với phụ nữ bình thường, mẹ bỉm sau sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bởi nội tiết tố thay đổi, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

Những dấu hiệu thường gặp của tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo gồm:

– Âm đạo tiết ra nhiều dịch có mùi hôi tanh và màu sắc bất thường.

– Cảm giác nóng rát, khó chịu khi đi tiểu.

– Sưng tấy, đỏ, ngứa ngáy âm đạo.

– Có dấu hiệu chảy máu âm đạo sau khi quan hệ.

4. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Một số chị em sau sinh 3 tháng vùng kín có mùi hôi có thể bắt nguồn từ bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Nếu chị em không điều trị bệnh lý này kịp thời có thể giảm khả năng mang thai, gây vô sinh, hiếm muộn.

vùng kín có mùi hôi sau sinh mổViêm lộ tuyến cổ tử cung có thể khiến vùng kín có mùi hôi.

Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung chị em thường gặp phải một số dấu hiệu sau:

– Khí hư ra nhiều và có mùi hôi khó chịu.

– Đau rát khi quan hệ.

– Gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.

– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

5. Bệnh viêm vùng chậu

Vùng kín có mùi hôi khắm sau sinh có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu. Dịch âm đạo tiết nặng mùi là một trong những triệu chứng rõ ràng của bệnh.

Bệnh viêm vùng chậu xảy ra ở phụ nữ sau sinh thường do:

– Trong thời gian mang thai và sau sinh cơ thể của chị em có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố, sức khỏe, thường xuyên lo âu, căng thẳng.

– Dịch tiết âm đạo ra nhiều sau sinh, nếu vệ sinh không đúng cách, tình trạng ẩm ướt sẽ tạo môi trường thuận lơi cho vi khuẩn, nấm phát triển tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.

– Ngoài ra, việc thụt rửa âm đạo không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm vùng chậu.

– Sinh đẻ nhiều lần hoặc từng sảy thai, phá thai.

– Viêm vùng chậu sau sinh có thể gây nên một số triệu chứng như: Đau lưng, đau vùng bụng dưới, khí hư ra nhiều có mùi hôi khó chịu, xuất huyết âm đạo, đau khi quan hệ tình dục…

6. Nhiễm Trichomonas (GBS)

Nhiễm Trichomonas được xem là một trong những nguyên nhân khiến nhiều chị em sinh xong vùng kín có mùi hôi khó chịu. Thông thường, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo do Trichomonas mẹ bỉm thường gặp phải một số triệu chứng khó chịu như:

– Dịch tiết âm đạo bất thường, ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu

– Âm đạo có cảm giác ngứa ngáy.

– Gặp vấn đề về tiểu tiện như đi tiểu liên tục, tiểu khó, đau khi đi tiểu.

7. Bệnh viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung cũng là một trong những bệnh lý có thể khiến cho vùng kín của chị em mùi hôi sau khi sinh. Bệnh lý này được đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm, phù nền và tổn thương toàn bộ lớp niêm mạc tồn tại trong lòng tử cung.

Nguyên nhân khiến cho bệnh nội mạc tử cung xảy ra ở phụ nữ sau sinh thường do: Nhau thai còn sót lại, sản dịch bị ứ đọng trong tử cung, nhiễm khuẩn ối trong quá trình mang thai, vệ sinh vùng kín không đúng cách,…

Đấu hiệu nhận biết bệnh nội mạc tử cung bao gồm:

– Đau xương chậu, đau vùng bụng dưới.

– Khí hư ra nhiều và có màu xanh kèm theo mùi hôi khó chịu.

– Lẫn mủ hoặc máu trong huyết trắng và mùi hôi tanh.

– Đi đại tiện có cảm giác khó chịu.

– Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

8. Ung thư cổ tử cung

Sinh xong vùng kín có mùi hôi cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu như không được phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn đầu tiên.

Chị em cần nhận biết sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời qua những dấu hiệu như:

– Đau rát khi quan hệ hoặc khi đi tiểu.

– Khí hư có màu sắc không bình thường và mùi hôi khó chịu.

– Âm đạo có dấu hiệu viêm loét trong thời gian dài.

III – Dấu hiệu vùng kín có mùi hôi sau sinh

Nhận biết vùng kín có mùi hôi sau sinh là việc làm quan trọng giúp chị em có thể chữa trị kịp thời và tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi sinh xong vùng kín có mùi hôi:

– Vùng kín có mùi hôi tanh hoặc khắm, như trứng thối tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh.

– Mùi hôi ở vùng kín xuất hiện rõ khi chị em vệ sinh, thay băng vệ sinh hay quần lót.

– Ngoài mùi hôi vùng kín của chị em còn gặp phải một số triệu chứng khác như: ngứa rát, sưng đỏ, đau khi quan hệ, tiểu buốt, tiểu khó, xuất huyết âm đạo…

– Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu này chị em nên chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám. Để từ đó bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, mức độ chính xác và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

IV – Sinh xong vùng kín có mùi hôi nguy hiểm không?

Vùng kín có mùi hôi sau khi sinh xong có thể là triệu chứng của bệnh lý phụ khoa. Trường hợp không điều trị đúng cách, kịp thời bệnh lý có thể trở nặng gây nguy hại tới sức khỏe của chị em phụ nữ.

đẻ xong vùng kín có mùi hôiVùng kín có mùi hôi sau sinh ảnh hưởng tới tâm lý chị em.

Những trường hợp biến chứng gây nên những vấn đề phổ biến như:

– Ảnh hưởng tới đời sống tình dục: Vùng kín có mùi hôi gây cản trở không nhỏ tới cuộc yêu. Chị em cảm thấy ngại với bạn tình, từ đó giảm ham muốn tình dục. Điều này gây tác động không nhỏ tới tâm lý, ảnh hưởng tới tình cảm cũng như hạnh phúc gia đình.

– Ảnh hưởng tới việc thụ thai: Vùng kín có mùi hôi có thể là dấu hiệu của những bệnh lý viêm phụ khoa. Nếu không điều trị, sau này chị em khó có thể mang thai do tổn thương, viêm nhiễm cản trở tinh trùng gặp trứng.

V – Sau khi sinh vùng kín có mùi hôi khắc phục bằng cách nào?

Sinh xong vùng kín có mùi hôi khiến cho không ít mẹ bỉm cảm thấy lo lắng. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện tình trạng vùng kín có mùi hôi sau sinh hiệu quả. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ bỉm nên hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều đường có men. Bởi chúng sẽ làm tăng nấm, vi khuẩn trong âm đạo, chúng là những tác nhân chính gây nên tình trạng viêm, tạo ra mùi hôi khó chịu ở âm đạo.

sau sinh 1 tháng vùng kín có mùi hôiĂn sữa chua giúp giảm mùi hôi ở vùng kín.

Ngoài ra, mẹ nên kiêng những thực phẩm gây mùi như hành, tỏi chất kích thích. Vì chúng có thể khiến cho vùng kín trở nên nặng mùi hơn.

Mẹ bỉm nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn Probiotic để cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể và âm đạo. Chúng giúp ngăn ngừa viêm nấm và kiểm soát sức khỏe vùng kín rất tốt. Ngoài ra, những lợi khuẩn này cũng có tác dụng cân bằng độ pH âm đạo ngăn ngừa tình trạng mùi lạ.

2. Trị vùng kín có mùi hôi sau sinh bằng xông hơi

Xông hơi cũng là cách được nhiều chị em sau sinh áp dụng để tống sản dịch ra khỏi cơ thể nhanh hơn và ngăn ngừa viêm nhiễm. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng vùng kín có mùi hôi khó chịu cũng có thể tham khảo phương pháp này.

Để xông hơi vùng kín an toàn, tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn bạn nên lựa chọn nguyên liệu tự nhiên như:

– Lá trầu không: Loại lá này có chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Không chỉ vậy, chúng còn giúp khử mùi hôi ở vùng kín hiệu quả. Vì vậy, đây là nguyên liệu được nhiều mẹ lựa chọn áp dụng. Cách thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá trầu không đun sôi với nước trong vòng 5 phút. Sau đó, tắt bếp đổ nước ra chậu và xông hơi. Khi nước ấm bạn dùng chúng để rửa vùng kín.

– Muối: Muối có tác dụng sát khuẩn tuyệt vời, được dùng phổ biến trong y tế. Vì vậy, nếu mẹ sau sinh đang gặp phải tình trạng nấm, viêm âm đạo gây mùi hôi khó chịu hãy thử ngay phương pháp xông hơi vùng kín bằng muối. Bạn pha muối với nước theo tỷ lệ 1:10 rồi đun nóng. Chờ nước nguội bớt dùng để xông. Mỗi tuần áp dụng 2-3 lần mùi hôi ở vùng kín sẽ giảm đáng kể.

3. Điều trị bằng thuốc tây

Mẹ sau sinh nếu bị viêm nhiễm phụ khoa khiến cho vùng kín có mùi hôi khó chịu bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc đặt. Người bệnh cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của bản thân.

Nếu trong trường hợp dùng thuốc xảy ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

VI – Hướng dẫn cách phòng tránh vùng kín có mùi hôi tanh sau sinh

Việc bảo vệ sức khỏe vùng kín sau sinh rất quan trọng tránh gặp phải những bệnh viêm phụ khoa. Dưới đây là một số cách phòng tránh vùng kín có mùi chị em có thể tham khảo:

1. Phòng ngừa viêm nhiễm sản dịch

Khoảng thời gian xuất hiện sản dịch chị em không nên nằm nhiều hoặc hạn chế vận động. Bởi điều này khiến cho tử cung không co lại được, sản dịch khó bị đẩy hết ra ngoài.

sau sinh 2 tháng vùng kín có mùi hôiThay băng vệ sinh thường xuyên khi còn sản dịch.

Do đó, sau sinh chị em chỉ nên nằm nghỉ ngơi khoảng 6 tiếng rồi vận động đi lại nhẹ nhàng để tử cung được co bóp tốt hơn. Nên nằm sấp 20-30 phút mỗi ngày để sản dịch dễ dàng thoát ra ngoài hơn.

Thay băng vệ sinh thường xuyên từ 1-2 giờ trong vài ngày đầu sau khi sinh. Nếu như máu ra ít và loãng hơn thì có thể kéo dài thời gian dùng băng lên 3-4 giờ/lần. Việc thay băng vệ sinh là biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ vùng kín sạch sẽ và không có mùi hôi.

2. Vệ sinh đúng cách

Để tránh tình trạng viêm nhiễm gây mùi ở vùng kín sau sinh mẹ nên chú ý vệ sinh âm đạo mỗi ngày. Mỗi ngày, mẹ nên rửa âm đạo từ 4-5 lần khi còn sản dịch. Rửa sạch dùng khăn lau khô sau mỗi lần đi vệ sinh hoặc thay băng, tránh để nước tiểu sót lại trên quần lót.

Với chị em sinh thường cần chú ý tới vết khâu ở tầng sinh môn tránh bị viêm nhiễm. Không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, bởi sau sinh bộ phận này chưa thể lành hoàn toàn.

Chị em cũng cân nhắc việc có sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ hay không. Nếu lựa chọn không cẩn thận có thể gây nên tình trạng mất cân bằng độ pH của âm đạo. Đối với chị em tuổi trung niên có thể tham khảo và sử dụng dung dịch vệ sinh Elpis 40+.

Sản phẩm có độ pH trung tính cùng với lactoserum, sepicalm, acd lactic, vitamin E giúp làm sạch vùng kín nhẹ nhàng, không gây kích ứng. Đồng thời loại bỏ mùi hôi, nấm ngứa, vi khuẩn gây bệnh ở vùng kín.

3. Sử dụng quần lót đúng cách

Sau sinh, chị em nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Đồng thời phải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không mặc quần lót quá chật sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng thoát sản dịch và quá trình lành vết thương ở tầng sinh môn.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên thay quần lót thường xuyên để giúp vùng kín sạch sẽ. Mẹ bỉm nên thay quần lót 2 lần/ngày, nếu như dịch âm đạo ra nhiều nên thay quần nhiều hơn.

4. Thăm khám sau sinh

Sau khi sinh xong chị em nên thăm khám lại theo lịch hẹn khám của bác sĩ. Trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ kiểm tra xem sản dịch đã ra hết hay chưa, có vấn đề gì không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phát hiện ra những bất thường ở vùng kín giúp chị em có được phác đồ khắc phục phù hợp.

Sinh xong vùng kín có mùi hôi có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới tâm lý, sức khỏe. Do đó, chị em nên tìm sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn còn có câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này hãy liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Your Email address will not be published.

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐẶT HÀNG

Cảm ơn bạn đã đặt hàng sản phẩm:

Dung Dịch Vệ Sinh Elpis 45+
Dung tích: 200ml
Số lượng: 1
Giá: 125.000vnđ
Hoặc bạn muốn được tư vấn hay đặt hàng trực tiếp từ các chuyên gia của chúng tôi thông qua
Hotline: 1800 1125
Họ và tên:
Số điện thoại:
Địa chỉ:
Tỉnh/Thành:
Lời nhắn:
Sản phẩm:
Số lượng:
Đơn hàng của bạn có giá là:
Chưa bao gồm phí vận chuyển
VỀ TRANG CHỦ
Elpis 45+ được phân phối bởi Đại Bắc Group

Miền Bắc: Số 11 đường Công nghiệp 4, KCN Sài Đồng B, P. Thạch Bàn, Q.Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 0243 7761 445 Fax: 0243 7761 448

Miền Nam: 25/16/17-21 Lê Thị Kỉnh, Ấp 3, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh. Điện Thoại: 028 6265 7038/ 02862646868

Miền Trung: 315 Ỷ Lan Nguyễn Phi, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Điện Thoại: 0236 3638 222 Fax: 0236 3638 224

Dược sĩ tư vấn 1800 1125 Mua hàng