Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
U nang âm hộ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị an toàn hiệu quả
Ẩn
]U nang âm hộ là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh để nhận biết sớm và điều trị đúng cách. Nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
I – U nang âm hộ là gì?
U nhú âm hộ là gì? U nang âm hộ là tổn thương dạng nang ở các tuyến Bartholin. Tuyến này thường nằm ở mỗi bên âm hộ. Chức năng của tuyến Bartholin là tiết ra chất dịch vào trong bề mặt môi nhỏ của âm đạo nhằm giữ ẩm và bôi trơn khi người phụ nữ khi quan hệ tình dục.
U nang âm hộ là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em.
Đôi khi các ống tuyến gặp phải tình trạng tắc nghẽn khiến cho các chất lỏng chảy ngược vào tuyến. Hệ quả làm hình thành một u nang có thành mỏng, sưng, không đau gọi là u nang âm hộ. Nếu như chất dịch bên trong nang bị nhiễm trùng, có nguy cơ gây nên tình trạng chảy mủ bao quanh bởi mô bị viêm áp xe.
II – Nguyên nhân gây u âm hộ
Nguyên nhân gây bệnh u nhú trên âm hộ chủ yếu là do sự tắc nghẽn và ứ đọng chất nhờn được tế bào bài tiết ra. Điều này dẫn đến khả năng nhiễm khuẩn, hình thành nên u nang âm hộ.
Bị u nang ở âm hộ do tắc nghẽn dịch nhờn.
Ngoài ra, u ở âm hộ còn do một số tác nhân khác gây nên tương tự như tác nhân của bệnh lây truyền qua đường tình dục như:
– Haemophilus influenzae;
– Streptococcus pneumoniae;
– Escherichia coli;
– Chlamydia trachomatis, gây bệnh Chlamydia;
– Neisseria gonorrhoeae, hay còn gọi là vi khuẩn lậu cầu, gây bệnh lậu;
– Tuy nhiên, để biết chính xác nguyên nhân bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và tiến hành làm một số xét nghiệm cần thiết.
III – Triệu chứng bệnh u nang âm hộ
Nếu như u nang ở âmn hộ nhỏ không bị nhiễm trùng có thể không có dấu hiệu điển hình nào. Tuy nhiên, khi u phát triển đến một kích thước nhất định, khi vệ sinh vùng kín bạn có thể nhận thấy một khối u ở dưới môi lớn gần cửa mình âm đạo.
Cảm giác đau âm hộ khi ngồi.
Nếu u nang âm hộ có tình trạng bị nhiễm trùng do ứ đọng dịch, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng dưới đây:
– Khi đưa tay sờ vào thấy một khối u, mềm, thành mỏng ngay bên cạnh cửa âm đạo. Khi chạm vào có cảm giác đau nhói.
– Cảm giác ma sát và bị đau vùng âm hội mỗi khi đi lại hoặc ngồi.
– Khối u sưng tấy, nóng đỏ và có dịch mủ đục chảy ra.
– Khi quan hệ tình dục cảm thấy đau nhức. Khi giao hợp xong vùng khối u sưng to và đau hơn.
– Sốt.
– Khi u nang ở âm hộ sưng đau có thể kích thích niệu đạo và bàng quang nên dễ gây loạn rối loạn tiểu tiện.
Sau giai đoạn viêm cấp, tuyến Bartholin có thể chuyển sang nang hóa hoặc viêm mạn. Lúc này, sờ vào không đầu, khối u có mật độ cứng chắc.
Những triệu chứng u nang trên thường chỉ xảy ra ở một bên âm hộ.
IV – Biến chứng nguy hiểm của u âm hộ
U nang âm hộ thường không gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nên áp xe tuyến Bartholin.
Nếu bạn gặp phải một trong những triệu chứng đặc trưng sau nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay:
– Vị trí u nang sưng to hơn những ngày trước.
– Vùng u nang nói riêng và môi lớn nói chung khi sờ vào có cảm giác đau nhức, khó chịu tấy đỏ.
– Mỗi lần quan hệ tình dục đều bị đau nhức.
– Sốt cao.
– Khối áp xe bị vỡ và rò rỉ ra mủ đục hôi.
– Nhiễm trùng tại chỗ diễn tiến sáng nhiễm trùng đường huyết.
V – Cách điều trị u nhú âm hộ
Thông thường, u nang âm hộ không cần điều trị, đặc biệt là khi viêm tuyến không có biểu hiện nào. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phục thuộc vào kích thước u nang, mức độ ảnh hưởng và liệu có tình trạng nhiễm trùng diễn ra hay không.
Điều trị u nhú ở âm hộ bằng kháng sinh.
Một số phương pháp điều trị u nang ở âm hộ thường được lựa chọn như:
– Tắm nước ấm: Ngâm mình trong bồn chứa nước ấm vài lần một ngày và thực hiện liên tục trong 3 hoặc 4 ngày. Điều đó, có thể giúp các nang nhỏ nhiễm trùng bị vỡ và tự biến mất.
– Kháng sinh: Trong một số trường hợp bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu như u nang của bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy có tình trạng nhiễm trùng xuất hiện qua đường tình dục. Tuy nhiên, nếu như áp xe được dẫn lưu đúng cách thì người bệnh không cần sử dụng đến kháng sinh.
– Phẫu thuật dẫn lưu: Bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện biện pháp này khi một bên u nang bị nhiễm trùng hoặc khối u có kích thước lớn. Để thực hiện phương pháp phẫu thuật này bác sĩ sẽ mổ một đường mổ nhỏ trong u nang cho phép dịch bên trong chảy ra. Sau đó, đặt một ống cao su nhỏ tại vị trí mổ. Ống thông được lưu giữ đến 6 tuần để giữ cho vết mổ mở và cho phép thoát dịch hoàn toàn.
– Phương pháp mở thông nang: Nếu như u nang tái phát hoặc gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới chất lượng cuộc sống bác sĩ có thể chỉ định thực hiện biện pháp này. Bác sĩ sẽ tạo một lỗ mở vĩnh viễn dài khoảng 6mm để thoát dịch. Một ống thông được đặt bổ sung trong vài ngày sau khi làm phẫu thuật để thúc đẩy dẫn lưu và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh kéo dài không thuyên giảm khi thực hiện những biện pháp nêu trên, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ tuyến nang Bartholin. Phương pháp này cần được thực hiện trong phòng mổ của bệnh viện và sau khi gây mê hoàn toàn. Khi thực hiện cắt bỏ tuyến Bartholin có thể gây chảy máu hoặc một số biến chứng khác với tỉ lệ cao hơn so với các phương pháp thông thường.
VI – Phòng ngừa u nang âm hộ
Hiện nay, chưa có các biện pháp nào để phòng ngừa tình trạng u nang âm hộ. Tuy nhiên, phụ nữ có thể chủ động phòng tránh một số yếu tố có thể gây nên bệnh lý này như:
– Nên vệ sinh âm hộ đúng cách (từ trước ra sau) điều này cũng góp phần quan trọng trong việc hạn chế nhiễm vi khuẩn từ hậu môn.
– Trước và sau khi quan hệ tình dục nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
– Quần lót cần được giặt sạch sẽ và phơi khô kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
Nên thăm khám phụ khoa định kỳ.
– Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy. Đồng thời sử dụng các biện pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su.
– Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần đối với chị em đang trong độ tuổi quan hệ tình dục và sau mãn kinh.
– Nếu nhận thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở vùng âm hộ hoặc âm đạo nên đến các cơ sở uy tín để bác sĩ chuyên khoa thăm khám kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về u nang âm hộ được chúng tôi tổng hợp mang tính chất tham khảo. Nếu bạn cũng đang gặp phải một số triệu chứng nêu trên nên đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác. Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này cần được chúng tôi hỗ trợ vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ Elips qua hotline (miễn cước phí) 1800.1125.
Tham khảo thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh