Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
Viêm phụ khoa ra máu: Cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm
Ẩn
]- I - Tầm quan trọng của việc nhận biết và cách điều trị viêm phụ khoa ra máu là gì?
- II - Nguyên nhân viêm phụ khoa ra máu
- III - Triệu chứng của viêm phụ khoa ra máu
- IV - Chẩn đoán viêm phụ khoa ra máu
- V - Điều trị viêm phụ khoa ra máu
- VI - Cách phòng tránh bị viêm phụ khoa ra máu
- 1. Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
- 2. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
- 3. Tránh thụt rửa âm đạo quá thường xuyên
- 4. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp
- 5. Hạn chế quan hệ tình dục khi cổ tử cung mở rộng
- 6. Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa
Bị viêm phụ khoa ra máu là dấu hiệu bất thường khiến cho nhiều chị em cảm thấy lo lắng. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này và muốn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
I – Tầm quan trọng của việc nhận biết và cách điều trị viêm phụ khoa ra máu là gì?
Viêm nhiễm phụ khoa ra máu là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản. Bệnh gây nên nhiều triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống thường ngày.
Viêm phụ khoa ra máu khiến cho chị em cảm thấy khó chịu, ngại gần gũi với chồng. Thậm chí có một số trường hợp còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Nhận biết và điều trị sớm viêm phụ khoa ra máu để tránh biến chứng nguy hiểm.
Viêm nhiễm phụ khoa có ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
– Nhiễm trùng cổ tử cung hoặc âm đạo.
– Viêm lộ tuyến cổ tử cung.
– Triệu chứng tiền ung thư cổ tử cung.
– Sa sinh dục.
Do đó, việc nhận biết và tìm cách điều trị viêm phụ khoa khi ra máu rất quan trọng. Nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát bệnh, tránh để tình trạng tiến triển nặng hơn.
Nếu trường hợp mẹ bầu bị viêm phụ khoa ra máu nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.
II – Nguyên nhân viêm phụ khoa ra máu
Thông thường, viêm nhiễm phụ khoa rất ít khi xảy ra tình trạng xuất huyết. Viêm phụ khoa ra máu là tình trạng âm đạo bất ngờ xuất hiện những đốm máu khi không vào chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân viêm nhiễm phụ khoa chảy máu có thể do:
1. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh lý thường gặp ở nhiều chị em, bệnh gây nên nhiều triệu chứng khó chịu và gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Viêm âm đạo gây nên những triệu chứng điển hình như ngứa rát, khí hư tiết ra nhiều có mùi hôi tanh, đau âm hộ, âm đạo bị chảy máu…
Viêm nhiễm phụ khoa ra máu có thể do viêm âm đạo.
Viêm âm đạo chảy máu xảy ra có thể do:
– Nấm, vi khuẩn có hại tồn tại trong âm đạo khiến cho tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng, làm tổn thương các mạch máu dẫn đến chảy máu âm đạo.
– Tình trạng viêm nhiễm âm đạo kéo dài dẫn đến buồng trứng bị ảnh hưởng và gây nên tình trạng xuất huyết.
– Quan hệ tình dục quá mạnh khi đang bị viêm âm đạo khiến cho vùng kín bị tổn thương, trầy xước.
2. Polyp tử cung
Bị viêm nhiễm phụ khoa có ra máu không? Câu trả lời là có nếu chị em đang bị polyp tử cung. Polyp tử cung thực tế là một khối u lành tính, thường xuất hiện ở những chị em sinh đẻ nhiều lần.
Khi bị bệnh chị em thường gặp phải một số triệu chứng như: Khí hư ra nhiều, rong huyết hoặc khi quan hệ bị ra máu…
3. Viêm cổ tử cung
Một nguyên nhân khác gây nên tình trạng viêm nhiễm phụ khoa ra máu đó là viêm cổ tử cung. Bệnh này có thể xuất hiện cấp tính ở những trường hợp viêm nhiễm sau đẻ, sinh non, sảy thai…
Thể mãn tính xảy ra thường do giữ vệ sinh không sạch sẽ, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt dẫn tới viêm cổ tử cung và khiến cho âm đạo xuất huyết.
4. Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung có thể gây chảy máu âm đạo.
Vi khuẩn gây viêm nhiễm cư trú ở âm đạo đi ngược dòng và tấn công những cơ quan trong cơ quan sinh dục. Từ đó, gây nên các triệu chứng như áp xe tử cung, nhiễm trùng, chảy máu âm đạo…
5. Viêm vùng chậu
Viêm phụ khoa ra máu cũng có thể do viêm vùng chậu gây nên. Cụ thể chị em bị viêm buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm ống dẫn trứng, viêm tử cung… dẫn tới tình trạng chảy máu âm đạo. Hiện tượng này rất nguy hiểm, có thể đe dọa tới sức khỏe phụ khoa và khả năng sinh sản của chị em.
Ngoài ra, viêm phụ khoa ra máu đen còn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh lý này cần được can thiệp sớm trước khi gây nên những biến chứng nguy hiểm.
III – Triệu chứng của viêm phụ khoa ra máu
Tình trạng viêm phụ khoa ra máu không thể xem nhẹ. Bởi đây có thể là dấu hiệu bất thường do đó, chị em cần nhận biết sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Để nhận biết viêm phụ khoa ra máu bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:
Âm đạo bị ra máu bất thường.
– Âm đạo chảy máu bất thường không phải trong thời gian bị kinh nguyệt.
– Máu xuất hiện dưới dạng đốm, chấm nhỏ hoặc ra với số lượng nhiều hơn.
– Máu ra có màu sắc khác thường như hồng nhạt, nâu hoặc đỏ sẫm.
– Có thể có cảm giác đau tại vùng bụng dưới. Mức độ đau nhẹ hoặc nặng có thể tùy thuộc vào từng nguyên nhân và cơ địa của mỗi người. Âm đạo có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy châm chích.
– Viêm nhiễm phụ khoa ra máu có thể gây cảm giác mệt mỏi, chóng mặt kèm theo một số dấu hiệu khác như da nhợt nhạt, tim đập nhanh nếu máu chảy quá nhiều.
IV – Chẩn đoán viêm phụ khoa ra máu
Để chẩn đoán viêm nhiễm phụ khoa ra máu bác sĩ sẽ thăm hỏi các triệu chứng chẳng hạn như: Thời gian chảy máu bao lâu, mức độ như thế nào, màu sắc của máu….
Bác sĩ thăm khám để xác định chính xác tình trạng bệnh.
Ngoài ra, viêm nhiễm phụ khoa ra máu cũng có thể liên quan tới hoạt động tình dục. Do đó, bác sĩ có thể hỏi thêm về tiền sử quan hệ tình dục chẳng hạn như: Tần suất, phương pháp tránh thai được sử dụng…
Tùy thuộc vào các dấu hiệu và quá trình thăm khám mà bác sĩ có thể yêu cầu chị em làm thêm một số kiểm tra cần thiết để xác định vị trí ra máu. Bởi ra máu có thể xuất phát từ âm đạo hoặc cổ tử cung.
Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng thể và tìm bất cứ nguồn chảy máu nào như tổn thương âm đạo, vết xước, dấu hiệu của bệnh lý cơ quan vùng chậu, polyp tử cung hoặc viêm.
Đối với những chị em trong độ tuổi từ 24 trở lên, đã quan hệ tình dục và có nhu cầu tầm soát sẽ được chỉ định làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.
V – Điều trị viêm phụ khoa ra máu
Viêm phụ khoa là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Nếu như đáp ứng điều trị nghiêm ngặt cùng với việc vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách thì có thể kiểm soát bệnh nhanh chóng. Nhưng với chế độ sinh hoạt không lành mạnh, giữ vệ sinh kém thì bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nặng hơn, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
1. Điều trị nguyên nhân
Viêm nhiễm phụ khoa ra máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì vậy, để đạt được hiệu quả điều trị tốt bạn cần dựa vào từng nguyên nhân.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2. Điều trị viêm âm đạo
– Viêm âm đạo do vi khuẩn: Đối với dạng viêm âm đạo này bác sĩ có thể kê thuốc metronidazol dạng uống hoặc kem metronidazol dạng bôi.
– Nhiễm trùng nấm men: Nhiễm trùng nấm men thường được điều trị bằng kem chống nấm không kê đơn hoặc thuốc đạn đặt âm đạo. Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi, chi phí và không phải chờ đợi gặp bác sĩ.
– Trichomonas: Đối với trường hợp này bác sĩ có thể kê toa thuốc metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax).
3. Điều trị viêm cổ tử cung
Trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa ra máu do viêm cổ tử cung bác sĩ sẽ tiến hành điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Bởi có rất nhiều yếu tố gây nên bệnh lý này.
– Bệnh lậu: Thường được điều trị bằng cách tiêm kháng sinh ceftriaxone (Rocephin) hoặc dùng thuốc qua đường uống như azithromycin.
– Bệnh Chlamydia: Điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống như azithromycin.
– Mụn rộp sinh dục: Với trường hợp này, bác sĩ có thể sử dụng thuốc chống virus kê toa.
4. Điều trị viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra bên trong tử cung. Nếu không được điều trị có thể gây chảy máu âm đạo và nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe.
Viêm nội mạc tử cung có thể được điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc cân bằng nội tiết tố. Thuốc kháng sinh đường uống Clindamycin hoặc Gentamicin qua đường tiêm tĩnh mạch. Một số trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc đặt âm đạo để điều trị bệnh.
Trong trường hợp viêm nhiễm nặng và lan rộng dẫn tới nhiễm trùng huyết hoặc có nguy cơ xuất hiện tế bào ác tính có thể tiến triển thành ung thư. Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định điều trị ngoại khoa bằng phương pháp nạo buồng tử cung.
5. Điều trị viêm vùng chậu
Hiện nay, phương pháp điều trị viêm vùng chậu phổ biến là sử dụng thuốc kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch để cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh sẽ được yêu cầu tái khám sau khi dùng thuốc từ 5-7 ngày.
Khi điều trị viêm phụ khoa ra máu theo nguyên nhân người bệnh cần thực hiện đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Nên dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian, không tự ý dừng ngay khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
6. Điều trị triệu chứng
Ngoài việc, điều trị viêm phụ khoa ra máu theo từng nguyên nhân cụ thể chị em cũng cần kết hợp thêm một số biện pháp khác để làm giảm triệu chứng bệnh. Tùy vào từng mức độ, tình trạng bệnh mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình những biện pháp phù hợp
Nếu chảy máu ít rồi ngừng chị em nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Đồng thời có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu tự nhiên như trà xanh, ngải cứu, lá trầu không… để vệ sinh vùng kín giảm các triệu chứng bệnh viêm phụ khoa.
VI – Cách phòng tránh bị viêm phụ khoa ra máu
Phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh, chính vì vậy chị em cần hết sức lưu ý tới sức khỏe vùng kín. Để tránh bị viêm phụ khoa ra máu chi em có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây:
1. Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
Việc đầu tiên chị em cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe của vùng kín đó chính là giữ vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Điều này giúp cho vùng kín được làm sạch, loại bỏ các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm…không có cơ hội tấn công gây bệnh.
Chị em nên vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày bằng nước ấm. Hoặc có thể lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp giúp làm sạch vùng kín dịu nhẹ, khử mùi hôi và ngăn ngừa không cho vi khuẩn, nấm men có cơ hội tấn công gây bệnh.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
Không nên sử dụng thuốc xịt âm đạo, xà phòng hoặc nước hoa để vệ sinh vùng nhạy cảm. Bởi việc làm này không giúp làm sạch mà còn làm mất đi cân bằng môi trường trong âm đạo, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Sau khi đi vệ sinh hoặc rửa vùng kín bạn nên lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn tấn công vào âm đạo gây bệnh.
Ngoài ra, trong thời kỳ kinh nguyệt chị em cũng cần hết sức lưu ý tới vấn đề giữ gìn vệ sinh. Không nên sử dụng băng vệ sinh trong nhiều giờ liền. Bởi điều này không chỉ gây khó chịu mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm và gây mùi. Vì vậy, cần thay băng vệ sinh 3-4 giờ/lần, trước khi thay bằng cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và lau khô.
2. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
Để phòng tránh bị viêm phụ khoa ra máu chị em cũng nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi và thoáng mát. Không nên mặc đồ lót quá chật, gây bí bách và không thấm hút mồ hôi.
Chị em nên lựa chọn các loại quần lót chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Hạn chế các loại quần làm từ chất liệu ren, lụa, da.
3. Tránh thụt rửa âm đạo quá thường xuyên
Khi vệ sinh vùng kín nên thực hiện nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu vào bên trong. Bởi hành động này có thể làm mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân bên ngoài tấn công gây bệnh.
4. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp
Để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa ra máu chị em cũng nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình một sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp. Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hoặc chứa hóa chất độc hại.
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp với môi trường âm đạo không chỉ giúp làm sạch vùng kín nhẹ nhàng, an toàn mà còn ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập.
Nếu chị em đang băn khoăn không biết nên chọn sản phẩm nào có thể tham khảo và lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ Elpis 40+. Sản phẩm có độ pH trung tính cùng một số thành phần khác như Sepicalm, lactoserum, acid lactic, vitamin E giúp giải quyết một số vấn đề ở vùng kín như:
– Làm sạch vùng kín dịu nhẹ, không gây khô rát, kích ứng.
– Củng cố hàng rào bảo vệ cho làn da tránh khỏi những tác nhân gây viêm nhiễm nấm ngứa.
– Khử mùi, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa.
– Dưỡng ẩm, cung cấp độ ẩm giúp vùng kín luôn tươi trẻ mềm mại.
– Chị em có thể sử dụng Elpis 40+ để vệ sinh vùng kín hàng ngày hoặc dùng trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ.
5. Hạn chế quan hệ tình dục khi cổ tử cung mở rộng
Ngoài ra, chị em cũng nên hạn chế quan hệ tình dục khi tử cung mở rộng. Bởi nếu quan hệ với các tư thế mạnh, thô bạo có thể gây nên hiện tượng chảy máu âm đạo.
Đặc biệt, đối với những mẹ bầu khi được bác sĩ chẩn đoán cổ tử cung yếu hoặc đang mở rộng nên kiêng quan hệ. Nếu quan hệ trong trường gợp này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ồ ạt, gây sảy thai.
6. Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa
Chị em nên thăm khám phụ khoa để kiểm tra sức khỏe vùng kín để kịp thời phát hiện những triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa để có biện pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, khi vùng kín có mùi hôi, tiết nhiều khí hư nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng viêm phụ khoa ra máu. Lưu ý, thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho chẩn đoán, chỉ định của bác sĩ. Nếu như bạn còn có câu hỏi nào cần được tư vấn vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh