Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
Vùng kín ẩm ướt khi mang thai là bình thường hay bất thường?
Ẩn
]- I - Vùng kín ẩm ướt khi mang thai là như thế nào?
- II - Tại sao vùng kín ẩm ướt khi mang thai?
- III - Dấu hiệu nhận biết vùng kín bị ẩm ướt khi mang thai
- IV - Vùng kín ẩm ướt khi mang bầu thế nào là bình thường và bất bình thường?
- V - Bà bầu vùng kín bị ẩm ướt có nguy hiểm không?
- VI - Mẹ bầu nên làm gì khi vùng kín bị ẩm ướt khi mang thai?
- VII - Cách phòng tránh vùng kín bị ẩm ướt khi mang thai
Vùng kín ẩm ướt khi mang thai, lượng khí hư ra nhiều bất thường khiến cho mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tình trạng vùng kín tiết ra khí hư khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây lại có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe mà thai phụ không nên chủ quan.
I – Vùng kín ẩm ướt khi mang thai là như thế nào?
Đa số các chị em thường có chất dịch nhờn màu trắng đục ở vùng kín được gọi là dịch âm đạo hoặc khí hư. Khi sức khỏe vùng kín bình thường, chúng thường không có mùi hoặc chỉ có mùi tanh nhẹ do tính kiềm. Khí hư đóng vai trò như một chất giữ ẩm, cân bằng độ pH tự nhiên cho âm đạo.
Vùng kín bị ẩm ướt khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng.
Chất dịch âm đạo còn có thể hỗ trợ bôi trơn khi quan hệ tình dục. Chúng tạo môi trường lý tưởng cho tình trùng sống từ 3 đến 5 ngày bên trong âm đạo. Ngoài ra, khí hư còn giúp cân bằng lượng vi khuẩn có lợi và có hại ở vùng kín, từ đó giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm âm đạo và những bệnh lý phụ khoa khác.
Phụ nữ khi mang thai thường có nhiều sự thay đổi, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc khí hư ra nhiều làm cho vùng kín trở nên ẩm ướt khi mang bầu. Chị em có thể cảm nhận rõ tình trạng này sau thụ thai khoảng 1-2 tuần. Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu vẫn nhận thấy sự hiện diện của khí hư trên quần lót. Bước vào tam cá nguyệt thứ 3 là thời điểm vùng kín ẩm ướt hơn cả do có hiện tượng tăng lớp tế bào biểu mô âm đạo.
Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng này không cần quá lo lắng, hoang mang nếu vùng kín không có mùi hoặc khí hư có màu sắc lạ. Tuy nhiên, khi vùng kín ẩm ướt kèm theo các dấu hiệu bất thường khác mẹ bầu nên nhanh chóng đi thăm khám để tìm biện pháp thăm khám và xử lý kịp thời.
II – Tại sao vùng kín ẩm ướt khi mang thai?
Bà bầu vùng kín bị ẩm ướt có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như:
1. Nội tiết tố thay đổi
Thực tế, tình trạng vùng kín ẩm ướt khi mang thai chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể khi nội tiết tố thay đổi để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố cũng ảnh hưởng tới nhu cầu sinh lý của mẹ bầu.
Lúc này, cơ thể mẹ bầu phải tiết ra nhiều khí hư hơn để cân bằng và dễ dàng thỏa mãn những vấn đề liên quan tới nhu cầu sinh lý. Vì vậy, nếu mang thai vùng kín ẩm ướt do nguyên nhân này bạn không cần quá lo lắng.
2. Do sự phát triển của thai nhi
Trong thời gian mang bầu, thai nhi sẽ bắt đầu hình thành và phát triển lớn dần lên. Kích thước thai nhi sẽ thay đổi theo thời gian, điều này cũng đồng nghĩa với việc tử cung và các bộ phận khác có những thay đổi nhất định để thích ứng với sự phát triển của thai nhi.
Khí hư ở vùng kín sẽ được tiết ra nhiều hơn nhằm điều hòa sự giãn nở của vùng kín và điều hòa âm đạo. Nhờ đó, mẹ bầu có thể thuận lợi sinh con qua đường sinh thường.
Vùng kín bị ẩm ướt do sự phát triển của thai nhi.
3. Do thai nhi chèn vào vùng xương chậu nhiều hơn
Trong những tháng cuối của thai kỳ, lúc này thai nhi đã lớn nên sẽ chèn vào vùng xương chậu nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao vùng kín ẩm ướt khi mang thai.
Vào cuối thai kỳ, vùng kín trở nên ẩm ướt hơn, đặc biệt đối với những mẹ bầu sắp xinh sẽ nhận thấy khí hư ra kèm lẫn máu. Khi gặp phải tình trạng này mẹ bầu hết sức lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu sắp sinh nên cần đến bệnh viện nhanh chóng.
4. Dấu hiệu của một số bệnh lý viêm nhiễm
Nếu chị em nhận thấy vùng kín của mình ẩm ướt kèm theo một số dấu hiệu khác nhau đau rát, khí hư có màu xanh, vàng, xám… bất thường thì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa như:
Viêm âm đạo cũng có thể khiến vùng kín mẹ bầu bị ẩm ướt.
– Nhiễm nấm: Mẹ bầu nếu bị nhiễm nấm sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như vùng kín ẩm ướt, khí hư đặc, lợn cợn thành từng mảng như sữa đông, bã đậu…
– Nhiễm khuẩn âm đạo: Đây là nguyên nhân khiến cho vùng kín tiết ra nhiều dịch có màu trắng xám kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.
– Nhiễm Trichomonas: Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là khí hư ra nhiều và có màu xanh loãng hoặc màu vàng kèm theo bọt, có mùi tanh, vùng kín có thể bị ngứa, rát, khó chịu….
– Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia có thể khiến cho mẹ bầu tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn bình thường.
– Viêm vùng chậu: Nếu mẹ bầu mắc phải bệnh lý này cũng có thể cảm thấy vùng kín của mình luôn trong trạng thái ẩm ướt do khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường.
– Ung thư cổ tử cung: Tỷ lệ bà bầu mắc bệnh ung thư cổ tử cung thấp chỉ khoảng 3%. Nếu mẹ bầu bị bệnh lý này sẽ nhận thấy một số triệu chứng như khí hư có màu nâu hoặc vàng, máu đi kèm với mùi hôi.
III – Dấu hiệu nhận biết vùng kín bị ẩm ướt khi mang thai
Để nhận biết bà bầu vùng kín bị ẩm ướt bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:
– Vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt khó chịu.
– Quần lót không được khô thoáng luôn bị ẩm do khí hư tiết ra nhiều.
– Ngoài ra, vùng kín còn kèm theo mùi hôi tanh, khí hư có sự thay đổi bất thường về màu sắc.
– Một số mẹ bầu còn gặp phải tình trạng ngứa ngáy vùng kín, đau khi quan hệ hoặc gặp vấn đề về tiểu tiện.
IV – Vùng kín ẩm ướt khi mang bầu thế nào là bình thường và bất bình thường?
Theo các bác sĩ khoa phụ sản, vùng kín ẩm ướt khi mang bầu là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp kèm theo một số triệu chứng bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ bầu cần hết sức lưu ý để nhận biết đấu là tình trạng bình thường và bất bình thường để kịp thời thăm khám, điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
1. Vùng kín ẩm ướt khi mang thai bình thường
Khí hư tiết ra từ âm đạo thường có đặc điểm là không màu, không mùi. Một số trường hợp có màu ngả đục hoặc vàng. Ngoài ra, số lượng khí hư cũng có sự thay đổi rõ ràng theo từng giai đoạn mang thai.
Vùng kín ẩm ướt khi mang thai được xem là bình thường khi:
– Khí hư không có sự thay đổi về màu hoặc mùi, nếu có chỉ là mùi hăng nhẹ đặc trưng.
– Khí hư có dạng nhầy tương tự như dịch mũi có thể trong hoặc đục. Đây cũng là đặc điểm cho thấy âm đạo và tử cung của mẹ bầu khỏe mạnh, không có nguy cơ viêm nhiễm hoặc mắc phải một số bệnh lý về phụ khoa.
– Khi mới bắt đầu thụ thai vùng kín của mẹ bầu thường bị ẩm ướt, khí hư ra có màu hồng nhạt. Đây là dấu hiệu cho thấy việc thụ thai đã thành công, trứng đã làm tổ.
2. Vùng kín ẩm ướt khi mang thai bất thường
Vùng kín bị ẩm ướt khi mang bầu là điều hết sức bình thường bởi những lý do được đề cập ở trên. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp vùng kín ẩm ướt kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường về màu sắc, mùi của khí hư nên mẹ bầu không được chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa xảy ra trong thai kỳ.
Vùng kín bị ẩm ướt khi mang thai được xem là bất thường trong một số trường hợp dưới đây:
Vùng kín ẩm ướt kèm theo mùi hôi khó chịu.
– Khí hư ra nhiều và kèm theo mùi hôi: Khí hư sinh lý ra nhiều ở mẹ bầu thường không có mùi và không gây ngứa ngáy. Nếu như vùng kín bị ẩm ướt kèm theo mùi hôi khó chịu thì có thể là mẹ bầu đã bị viêm nhiễm phụ khoa. Một số bệnh lý có thể gây nên triệu chứng này là viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm trùng roi.
– Vùng kín ẩm ướt và khí hư có màu xanh: Triệu chứng này cảnh báo mẹ bầu có thể đã bị viêm âm đạo do nhiễm nấm, viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Những dấu hiệu thường gặp như khí hư ra nhiều, có màu trắng đục hoặc màu xanh kèm theo mùi hôi tanh…
Trường hợp này gặp khá nhiều ở mẹ bầu. Một số trường hợp vùng kín ẩm ướt và khí hư có màu xanh xuất hiện còn do sự hiện diện của loại ký sinh trùng Trichomonas vagis. Không chỉ vậy, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng có thể dẫn đến việc khí hư có màu xanh bất thường khi mang thai như: Viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm vùng chậu, nhiễm trùng cổ tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu…
– Khí hư có màu vàng: Khi khí hư ra nhiều bất thường và có màu vàng thì cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang bị viêm phụ khoa nặng.
– Vùng kín ẩm ướt kèm theo khí hư màu nâu hoặc lẫn máu: Khi gặp phải hiện tượng này chị em cần hết sức lưu ý bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai, mang thai ngoài tử cung. Đồng thời, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu sinh non, thai chết lưu hoặc những biến chứng thai nhi khác trong những tháng cuối của thai kỳ.
V – Bà bầu vùng kín bị ẩm ướt có nguy hiểm không?
Mang thai là giai đoạn mẹ bầu cần hết sức lưu ý, sớm nhận biết những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi.
Vùng kín ẩm ướt khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy khí hư có những dấu hiệu bất thường nêu trên thì chúng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể như sau:
1. Ảnh hưởng tới mẹ bầu
Vùng kín bị ẩm ướt khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống thường ngày. Đặc biệt, nếu tình trạng này là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa còn khiến mẹ bầu thấy đau rát ở vùng kín, khó tiểu, đau khi quan hệ tình dục.
Vùng kín ẩm ướt kèm theo mùi hôi khó chịu còn khiến cho mẹ bầu cảm thấy thiếu tự tin. Từ đó, khiến chị em ngại gặp gỡ mọi người, ngại quan hệ với chồng và làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.
2. Ảnh hưởng tới thai nhi
Trong trường hợp, vùng kín bị ẩm ướt khi mang thai do mắc các bệnh lý phụ khoa sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Các bác sĩ chuyên khoa cũng đã chỉ ra một số ảnh hưởng thường gặp cho thai nhi như:
Vùng kín ẩm ướt do viêm nhiễm phụ khoa có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
– Gây viêm ối, ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
– Gây nên hiện tượng sinh non, chuyển dạ sớm hoặc sảy thai.
– Làm tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi. Nếu bị bệnh Chlamydia còn có thể gây nhiễm trùng mắt và phổi. Bệnh lậu làm bẩn nước ối, gây nhiễm trùng mắt, sinh non…
Trường hợp mẹ bầu bị nhiễm nấm candida nếu không điều trị dứt điểm thì khi sinh con qua đường âm đạo, nấm có thể dính vào niêm mạc miệng gây đen miệng hoặc viêm da do nấm cho trẻ sơ sinh. Nguy hiểm hơn, thai nhi còn có thể bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc tăng nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra có sức đề kháng yếu…
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường cảnh báo viêm phụ khoa mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
VI – Mẹ bầu nên làm gì khi vùng kín bị ẩm ướt khi mang thai?
Trong suốt thời gian mang thai, các bác sĩ luôn khuyên mẹ bầu cần chú ý theo dõi dấu hiệu khí hư bất thường cũng như các thay đổi khác trong cơ thể. Khi nhận thấy những triệu chứng bất thường mẹ bầu nên nhanh chóng đi thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
1. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Khí hư ra nhiều khiến cho vùng kín bị ẩm ướt gây khó chịu cho mẹ bầu. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
Khi vệ sinh vùng kín, mẹ bầu tránh thụt rửa sâu quá mức. Bởi hành động này sẽ khiến cho môi trường âm đạo bị thay đổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập gây bệnh.
2. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Vùng kín ẩm ướt cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa. Để có thể điều trị dứt điểm, an toàn chị em nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Mẹ bầu tuyệt đối không nên tùy tiện mua thuốc về uống hoặc đặt khi chưa đi thăm khám. Việc sử dụng thuốc ở thời điểm này cần hết sức thận trọng bởi chúng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
VII – Cách phòng tránh vùng kín bị ẩm ướt khi mang thai
Để vùng kín luôn khỏe mạnh, tránh bị viêm nhiễm khi mang thai chị em có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây:
1. Hạn chế sử dụng sản phẩm chăm sóc vùng kín có chất tẩy rửa mạnh
Khi vệ sinh vùng kín chị em không nên sử dụng xà phòng hoặc các loại dung dịch có mùi thơm quá mức hoặc chất tẩy rửa mạnh. Bởi chúng có thể khiến vùng kín bị kích ứng, sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn lành tính chuyên dụng cho bà bầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
2. Chọn đồ lót rộng rãi, thoải mái
Ngoài việc vệ sinh vùng kín, mẹ bầu cũng nên chú ý tới vấn đề lựa chọn trang phục để tránh vùng kín bị ẩm ướt khi mang thai. Mẹ bầu nên:
Mẹ bầu nên chọn đồ lót rộng rãi thoải mái.
– Mặc quần áo rộng rãi dễ thấm hút và không nên mặc những chất liệu bí bách, chật chội.
– Sau khi tắm nên dùng khăn mềm lau khô vùng kín rồi mới mặc lại quần áo.
– Nên thay quần lót ít nhất 2 lần trong ngày và nên hạn chế mặc quần làm từ chất liệu ren, nilon. Chất liệu phù hợp cho mẹ bầu là cotton có độ co giãn và đàn hồi tốt.
– Quần lót nên được giặt sạch sẽ sau khi thay ra và phơi ngoài nắng để loại bỏ những quần lót cũ đã ố vàng.
3. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Mẹ bầu cũng nên tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để đẩy lùi bệnh tật. Theo đó, mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước uống, lợi khuẩn, rau xanh, hoa quả tươi…
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội… không thức khuya giữ tinh thần tỉnh táo, vui vẻ.
4. Không nên tắm bồn
Tắm bồn có thể gây kích ứng, ngứa bộ phận sinh dục, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, dẫu cho không có gì thoải mái hơn việc ngâm mình trong nước thư giãn sau một ngày thì mẹ bầu cũng không nên ngâm bồn.
Vùng kín ẩm ướt khi mang thai nếu không kèm theo mùi hôi, màu sắc bất thường thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Nhưng hãy cẩn thận với các triệu chứng bất thường, nên đi thăm khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào cần được giải đáp ngay vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí) để được tư vấn cụ thể.
Tham khảo thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh