Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
Nguyên nhân vùng kín có mùi hôi khắm và cách điều trị
Ẩn
]- I - Vùng kín có mùi hôi khắm là như thế nào?
- II - Triệu chứng vùng kín có mùi hôi khắm
- III - Tại sao vùng kín bị mùi khắm?
- IV - Vùng kín có mùi hôi khắm và ngứa có nguy hiểm không?
- V - Vùng kín bị hôi khắm khi nào nên gặp bác sĩ?
- VI - Cách khắc phục tình trạng vùng kín có mùi khắm
- VII - Hướng dẫn cách phòng tránh vùng kín có mùi hôi khắm
Vùng kín có mùi hôi khắm khiến cho chị em mất tự tin và lo lắng không biết mình đang gặp phải vấn đề gì. Bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan cần nhanh chóng đi thăm khám để xác định nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị phù hợp.
I – Vùng kín có mùi hôi khắm là như thế nào?
Âm đạo khỏe mạnh có thể tiết ra khí hư không màu, không mùi hoặc có mùi nhẹ nhưng không gây khó chịu. Trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi quan hệ tình dục, khí hư có thể thay đổi mùi tạm thời và nhanh chóng trở lại bình thường.
Vùng kín có mùi hôi khắm khó chịu.
Nếu chị em nhận thấy vùng kín có mùi hôi khắm, đi kèm các màu sắc khác lạ như xanh, xám, vàng, có bọt hoặc các dấu hiệu khác như âm đạo sưng đỏ, ngứa rát… thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe phụ khoa cần đi thăm khám ngay.
II – Triệu chứng vùng kín có mùi hôi khắm
Vùng kín có mùi hôi khắm là những biểu hiện bất thường, chị em không nên chủ quan. Bởi hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý cũng như sự suy giảm chức năng nghiêm trọng tại khu vực này.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cơ bản vùng kín hôi khắm:
– Khí hư có mùi hôi, khắm có thể nhận biết dễ dàng khi tháo băng vệ sinh.
– Dịch âm đạo từ quần lót trắng trong bình thường nhưng giờ có màu sắc là như xám, vàng, xanh kèm theo đó là mùi hôi nặng.
– Chị em bị ngứa ngáy vùng kín, đặc biệt là khu vực xung quanh âm đạo cho đến âm đạo. Không chỉ vậy, một số người còn có hiện tượng sưng tấy, khó chịu.
Sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau mỗi lần giao hợp phụ nữ đều thấy vùng kín có mùi hôi. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của nữ giới.
III – Tại sao vùng kín bị mùi khắm?
Theo ý kiến của các chuyên gia, nguyên nhân gây nên tình trạng vùng kín có mùi hôi khắm nhưng không ngứa hoặc ngứa có thể do yếu tố sinh lý hoặc là dấu hiệu của bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Điển hình như:
1. Vệ sinh không tốt
Vùng kín của chị là khu vực nhạy cảm, nên có thể dễ dàng bị tác động nếu có dị nguyên hoặc bất cứ tác nhân gây hại nào xâm nhập vào. Nếu chị em không biết cách vệ sinh hoặc thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo, sử dụng dung dịch vệ sinh có nhiều chất tẩy rửa mạnh cũng sẽ khiến cho âm đạo dễ bị viêm nhiễm. Từ đó khiến cho khí hư tiết ra nhiều và có mùi hôi khắm, khó chịu.
2. Quan hệ tình dục
Một số trường hợp vùng kín có mùi hôi khắm sau sinh có thể do quan hệ tình dục. Nếu chị em quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hay không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn, quan hệ thô bạo… sẽ khiến cho âm đạo bị tổn thương.
Vùng kín bị hôi khắm có thể do quan hệ tình dục.
Âm đạo bị tổn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm tấn công xâm nhập. Đây là nguyên nhân giải thích vì sao vùng kín có mùi hôi khắm khó chịu.
Ngoài ra, nếu sau khi quan hệ chị em không vệ sinh ngay hoặc sạch sẽ cũng khiến cho vùng kín có mùi hôi.
3. Vùng kín có mùi hôi khắm do mang thai và sau sinh
Vùng kín có mùi hôi khắm khi mang thai là yếu tố có thể xảy ra. Bởi trong thời kỳ này, âm đạo có thể tiết ra nhiều dịch hơn kèm theo mùi hôi tanh. Điều này được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu màu sắc của khí hư thay đổi như chuyển sang màu xám, vàng, nâu kèm theo mùi hôi, khắm thì chị em nên nhanh chóng tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị.
Hiện tượng khí hư tiết ra bất thường có mùi hôi khắm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy những thay đổi nội tiết trong cơ thể phụ nữ sau sinh. Nếu quan sát thấy khí hư không có gì bất thường như thay đổi màu, mùi thì chị em có thể yên tâm. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe sinh sản, chị em cũng nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sớm.
4. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại âm đạo. Bệnh lý này dễ mắc phải ở đối tượng phụ nữ do có cấu tạo bộ phận sinh dục dễ tiếp xúc với môi trường bên ngoài để lây lan và phát triển mầm bệnh.
Vùng kín có mùi hôi khắm có thể là dấu hiệu bệnh viêm âm đạo.
Khi bị viêm âm đạo chị em thường gặp phải một số triệu chứng như: Ngứa ngáy vùng kín, đỏ sưng, phồng âm đạo, khí hư tiết ra nhiều có mùi hôi, khắm, đau bụng dưới…
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm âm đạo thường do nhiễm trùng. Khi vi khuẩn gây bệnh phát triển quá mức gây mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo gây nên tình trạng viêm nhiễm.
5. Bệnh viêm lộ tuyến tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý mà nhiều chị em đang gặp phải. Tình trạng này xuất hiện là do vùng kín bị nấm ngứa, vi khuẩn, trùng roi tấn công gây hại… Màu sắc khí hư lúc này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, khí hư tiết ra nhiều kèm với mùi hôi tanh và có sự biến đổi về màu sắc.
Chị em khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, ngoài vùng kín có mùi hôi khắm còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: Khí hư vón cục thành từng mảng bám ở đáy quần lót, khí hư loãng hoặc đặc, có màu xanh…
6 Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở tử cung, ống dẫn trứng và/hoặc buồng trứng của bạn. PID phát triển khi một số loại vi khuẩn lây lan từ âm đạo đến cơ quan sinh sản của bạn. Vi khuẩn từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) không được điều trị là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh PID.
Số liệu trên trang my.clevelandclinic.org, cho thấy: Mỗi năm, hơn 1 triệu phụ nữ ở Hoa Kỳ mắc bệnh PID. Và hơn 100.000 người bị vô sinh vì nó. PID thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 25.
Viêm vùng chậu khiến vùng kín chị em có mùi hôi.
Chị em có thể nhận biết bệnh viêm khung chậu thông qua một số dấu hiệu như: Đau vùng bụng dưới, đau khung chậu, tiết ra dịch bất thường có mùi hôi, đau khi quan hệ, xuất huyết âm đạo bất thường…
7. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao hàng đầu ở nữ giới. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm thế giới ghi nhận hơn 500.000 ca mắc mới và có khoảng 250.000 ca tử vong. Ước tính đến năm 2030 con số này có thể tăng lên, số lượng người tử vong gấp đôi các ca liên quan tới tai biến khoa sản.
Riêng tại Việt Nam, ghi nhận hơn 4.000 ca mắc mới mỗi năm và hơn 2.000 ca tử vong.
Bệnh ung thư cổ tử cung thường hoặc không xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn đầu. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung chỉ xuất hiện khi những tế bào ung thư ác tính phát triển và xâm lấn ở những mô lân cận. Những triệu chứng bao gồm:
– Âm đạo xuất huyết bất thường.
– Tiết dịch âm đạo có màu sắc bất thường, mùi hôi khó chịu.
– Đau vùng bụng dưới.
– Quan hệ cảm thấy đau nhức và khó chịu.
Những triệu chứng nêu trên cũng xuất hiện ở khá nhiều bệnh lý phụ khoa và có thể không đồng nghĩa rằng bạn đã mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra.
8. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng có thể gây nên mùi khó chịu ở vùng kín, điển hình là bệnh lậu và Chlamydia.
Việc điều trị 2 bệnh này tương đối đơn giản nhưng nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng về sau, thậm chí có thể gây vô sinh. Những dấu hiệu nhận biết bệnh sớm như: vùng kín có mùi hôi, khắm, tiểu buốt, đau nhức khi quan hệ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không có bất cứ triệu chứng nào.
IV – Vùng kín có mùi hôi khắm và ngứa có nguy hiểm không?
Vùng kín có mùi hôi khắm như đã đề cập ở trên có thể là triệu chứng của bệnh lý phụ khoa. Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe sinh sản của chị em. Thậm chí một số trường hợp còn đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Vùng kín có mùi hôi khắm có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.
Một số vấn đề có thể xảy đến như:
– Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản: Nhiều trường hợp vùng kín có mùi hôi khắm khiến cho chị em phải đối mặt với tình trạng vô sinh, hiếm muộn nếu như không nhận biết sớm và điều trị bệnh.
Bởi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung… Nếu không tìm cách điều trị sẽ khiến cho bệnh ngày càng tiến triển nặng làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của tinh trùng gặp trứng và thụ thai.
– Ảnh hưởng tới tâm lý của chị em: Vùng kín bị mùi hôi khắm khiến cho nhiều chị em cảm thấy thiếu tự tin, đặc biệt là trong quan hệ vợ chồng. Vùng kín quá nặng mùi sẽ khiến bạn đời xa lánh, làm xáo trộn cuộc sống của nhiều người.
Ngoài ra, điều này còn ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày, cản trở công việc. Khi tình trạng này kéo dài khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm, lo lắng.
Vì vậy, để tránh những vấn đề này xảy đến, khi nhận thấy những thay đổi bất thường ở vùng kín chị em nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
V – Vùng kín bị hôi khắm khi nào nên gặp bác sĩ?
Vùng kín bị hôi khắm là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe chị em không nên chủ quan. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chị em cũng cần đi thăm khám bác sĩ. Dưới đây là một số trường hợp chị em nên đến ngay cơ sở y tế:
– Khí hư có màu vàng hoặc xanh, loãng hoặc đặc quánh.
– Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát ở âm đạo.
– Đau rát khi quan hệ tình dục.
– Tiểu buốt, tiểu rắt và khó tiểu.
– Vùng kín có mùi hôi, khắm kèm theo một số triệu chứng khác như: Nổi mụn nước, sưng đỏ quanh bộ phận sinh dục, ra máu bất thường, sốt, đau vùng chậu, vùng bụng dưới.
– Khí hư có mùi hôi khắm dai dẳng, không thuyên giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp cá nhân.
VI – Cách khắc phục tình trạng vùng kín có mùi khắm
Phụ nữ khi nhận thấy vùng kín có mùi hôi khắm, kèm theo màu sắc thay đổi nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và khắc phục. Thông qua thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng đối tượng người bệnh.
Dưới đây là một số biện pháp phổ biến, giúp chị em loại bỏ mùi hôi tiết ra từ dịch âm đạo:
1. Điều trị vùng kín có mùi hôi khắm bằng tây y
Thuốc tân dược được điều trị đối với những trường hợp vùng kín bị mùi hôi khắm do bệnh phụ khoa nhưng còn ở giai đoạn nhẹ. Thông qua việc sử dụng thuốc sẽ khiến vi khuẩn, tạp khuẩn, nấm ngứa, trùng roi… bị tiêu diệt nhanh chóng.
Sử dụng thuốc tây y trị vùng kín có mùi hôi.
Người bệnh cần sử dụng đúng theo đơn thuốc của bác sĩ kê. Thông thường, có các loại thuốc uống, thuốc đặt hoặc kem bôi sử dụng chung với dung dịch vệ sinh hàng ngày.
Nếu như bệnh đã kéo dài, chuyển sang giai đoạn nặng hơn người bệnh sẽ không được áp dụng phương pháp điều trị nội khoa. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số thủ thuật ngoại khoa để trị dứt điểm bệnh.
2. Áp dụng một số mẹo dân gian trị mùi hôi vùng kín
Một số mẹo dân gian có tác dụng trị vùng kín có mùi hôi khắm được nhiều chị em lựa chọn như:
– Chữa vùng kín bị mùi hôi khắm bằng lá trầu không
– Trong lá trầu không chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm sạch hiệu quả ở vùng kín. Ngoài ra, trầu không là nguyên liệu tự nhiên nên đảm bảo an toàn, ít gây tác dụng phụ khi sử dụng.
Cách thực hiện như sau:
– Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch với nước.
– Cho lá trầu không vào nồi đun sôi trong khoảng 15 phút.
– Sau khi tắt bếp bạn cho thêm 1 chút muối rồi đợi nước ấm để vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng.
Chữa vùng kín có mùi hôi khắm bằng lá ngải cứu
– Ngải cứu được nhiều người tin dùng trong việc điều trị các vấn đề về phụ khoa, đặc biệt là tình trạng ngứa ngáy và tiết dịch âm đạo có mùi hôi khắm. Loại lá này có nhiều thành phần tốt có khả năng loại bỏ tạp khuẩn, giúp điều trị một số bệnh lý phụ khoa.
Cách thực hiện như sau:
– Sử dụng lá ngải cứu khô cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi trong vòng 15 phút để các tinh dầu ngải cứu tiết hết ra.
– Đổ nước ra chậu để xông hơi vùng kín. Khi nước ấm bạn dùng chúng để vệ sinh.
– Đối với cách này nên kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần để đạt được kết quả như mong muốn.
VII – Hướng dẫn cách phòng tránh vùng kín có mùi hôi khắm
Ngoài việc sử dụng đúng và đầy đủ những loại thuốc được kê, người bệnh cũng nên chủ động kiểm soát và ngăn ngừa bệnh phát triển thông qua một số gợi ý dưới đây:
1. Đảm bảo vùng kín luôn được sạch sẽ
Việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày là yếu tố quan trọng giúp bạn tránh gặp phải tình trạng hôi khắm. Do đó, chị em nên vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn.
Ngoài việc sử dụng nước ấm, để loại bỏ các tác nhân gây hại chị em có thể tham khảo và sử dụng dung dịch vệ sinh Elpis 40+. Đây là dòng sản phẩm dành riêng cho chị em tuổi trung niên, được nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi:
Elpis 40+ có độ pH trung tính cùng với hoạt chất mới Sepicalm, lactoserum, acid lactic, vitamin E cùng một số thành phần khác, giúp.
– Làm sạch dịu nhẹ vùng kín mà không gây khô xót, kích ứng.
– Giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên cho làn da vùng nhạy cảm, giảm tình trạng khô rát vùng kín, duy trì sự mềm mại của làn da.
– Khử mùi hôi ở vùng kín, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây nên viêm nhiễm, nấm ngứa.
2. Sử dụng đồ lót đúng cách
Để vùng kín không bị mùi hôi khó chịu chị em cũng nên sử dụng đồ lót có kích thước phù hợp với cơ thể. Đặc biệt, nên lựa chọn những sản phẩm có chất liệu thoáng mát, mềm mại như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi mặc.
Không nên mặc quần bó sát hoặc có chất liệu từ ren, lụa, nylon, quần áo bị ẩm mốc… Bởi chúng có thể khiến cho vùng kín bị kích ứng và gây mùi hôi khó chịu.
3. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tăng cường sức khỏe cũng như có lợi cho âm đạo. Trong đó sữa chua là thức ăn có chứa nhiều vi khuẩn có lợi Probiotic cho cơ thể.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, hạn chế thức khuya và giữ cho tình thần luôn được thoải mái.
Ngoài ra, khi quan hệ tình dục chị em nên sử dụng bao cao su và chung thủy một vợ 1 chồng để tránh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Với những thông tin chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng vùng kín có mùi hôi khắm để biết cách xử lý, phòng tránh. Nếu như bạn cần chúng tôi hỗ trợ thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ Elpis 40+ qua tổng đài 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Tài liệu tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9129-pelvic-inflammatory-disease-pid
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17905-vaginal-odor
https://www.medicalnewstoday.com/articles/317560#best-products
https://www.webmd.com/women/how-get-rid-vaginal-odors
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh