Ưu đãi lớn nhất chưa từng có... Ghé thăm Shopee của Đại Bắc
Elpis 45+

Trang chủ Hiểu về nàng Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa: Nguyên nhân và cách xử lý

Xuất bản 23/05/2024
26 phút đọc Chia sẻ bài viết

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa: Nguyên nhân và cách xử lý

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể do việc vệ sinh không sạch sẽ, thói quen mặc quần lót quá chật… Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, chị em cần nắm rõ nguyên nhân cũng như tìm biện pháp xử lý phù hợp để tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn.

I – Vùng kín có mùi hôi là như thế nào?

Theo trang, https://my.clevelandclinic.org/, tất cả các âm đạo đều có mùi, kể cả những âm đạo khỏe mạnh. Mồ hôi, nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, quan hệ tình dục… thậm chí cả những thói quen hằng ngày và ăn mặc đều có thể ảnh hưởng tới mùi âm đạo.

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứaVùng kín có mùi hôi khiến chị em cảm thấy lo lắng.

Ở trạng thái bình thường, khí hư ở âm đạo thường có màu trắng đục hoặc trong và có mùi tanh nhẹ. Tuy nhiên, có một số trường hợp chị em gặp phải tình trạng vùng kín có mùi hôi. Đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe, điển hình là các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, nữ giới không nên chủ quan , cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín và thăm khám nếu như mùi hôi xuất hiện kéo dài.

II – Nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa

Thực tế cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa. Một số trường hợp vùng kín mùi hôi có thể do vấn đề vệ sinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều chị em bị hôi vùng kín do mắc phải một số bệnh lý phụ khoa. Cụ thể như sau:

1. Vệ sinh không sạch khiến cho nước tiểu đọng lại

Nếu chị em vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc không thay quần lót thường xuyên, đặc biệt sau khi đi tiểu xong không lau khô vùng kín có thể dễ gặp phải tình trạng này. Nước tiểu đọng lại ở vùng kín tạo nên mùi hôi khó chịu. Mức độ hôi tanh sẽ tăng lên khi nước tiểu kết hợp cùng với dịch âm đạo.

Sau mỗi lần đi vệ sinh, những giọt nước tiểu cùng với tiết dịch âm đạo sẽ đọng lại ở lông vùng kín và trên đệm quần lót. Điều đó, khiến cho độ ẩm của vùng kín tăng lên và trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây mùi.

Nếu vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa do vấn đề vệ sinh không sạch sẽ, nước tiểu đọng lại chỉ là vấn đề tạm thời. Chúng thường không làm phát sinh những mối đe dọa nguy hiểm cho cơ quan sinh dục. Mùi hôi này sẽ biến mất khi chị em vệ sinh sạch sẽ vào cuối ngày.

2. Do thói quen mặc đồ lót chật

Nếu chị em có thói quen mặc quần lót quá chật cũng có thể tạo nên cảm giác khó chịu và khiến cho vùng kín có mùi hôi, không ngứa. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là khi mặc đồ lót chật, vùng kín tiết ra nhiều mồ hôi nhưng bị giữ lại, không thoát được ra ngoài. Điều này khiến cho âm đạo bị kích thích nên tiết ra nhiều khí hư kèm theo mùi hôi. Đồng thời, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập phát triển.

Vùng kín có mùi hôi không ngứaVùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể do mặc quần lót chật.

Mặc dù vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa do mặc quần lót chật không gây nguy hiểm nhưng chị em tránh chủ quan trong việc xử lý. Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ viêm nang lông và viêm âm đạo. Do đó, chị em cần vệ sinh sạch sẽ và mặc quần lót có kích thước phù hợp.

3. Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa do kinh nguyệt và sau sinh

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt vùng kín của chị em sẽ có mùi nặng hơn bình thường. Bởi máu kinh tiết ra là sản phẩm hỗn hợp của các lớp bong tróc tại niêm mạc tử cung hòa trộn cùng với máu. Máu khi thoát ra ngoài âm đạo, nơi chứa nhiều vi khuẩn nên thường có mùi hôi tanh.

Bên cạnh đó, đối với những chị em sau sinh cổ tử cung sẽ bị giãn rộng ra khiến cho cơ và mô vùng âm đạo bị giãn nở theo. Điều này, vô tình khiến cho các vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào vùng kín.

Không chỉ vậy, phụ nữ sau sinh còn thường xuyên tiết ra sản dịch tại âm đạo như kinh nguyệt. Vì vậy, vùng kín có mùi hôi cũng là điều khó tránh khỏi. Nếu tình trạng này kéo dài và không được vệ sinh sạch sẽ, khoa học chị em rất dễ bị viêm âm đạo.

4. Dị ứng với bao cao su

Hiện tượng vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa cũng có thể là do chị em bị dị ứng với bao cao su. Bởi sản phẩm này được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, nhưng thành phần chủ yếu là bao cao su.

Không chỉ vậy, trên bề mặt của bao cao su thường có thêm một lớp gel nhầy để giảm đi sự ma sát giữa 2 bộ phận sinh dục nam và nữ. Các loại chất nhầy này cũng khá đa dạng và không hòa tan được trong nước. Một số loại bao cao su còn có mùi để kích thích sự hưng phấn, đây cũng được xem là nguyên nhân khiến cho vùng kín của chị em bị kích ứng và xuất hiện mùi hôi khó chịu.

5. Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố hoặc bị rối loạn là những thay đổi xảy ra khi chị em mang thai, sau sinh hoặc tâm lý bị căng thẳng kéo dài, tiền mãn kinh… Lúc này, nồng độ hormone sinh dục estrogen có xu hướng gia tăng khiến cho cơ quan sinh dục, đặc biệt là tử cung hoạt động mạnh hơn dẫn tới tình trạng tăng tiết dịch.

Hầu hết các trường hợp tăng tiết dịch âm đạo thường kèm theo mùi hôi nhưng không gây ngứa ngáy.

6. Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa do thói quen ăn uống

Một vài nghiên cứu cho thấy, một số loại thực phẩm mà chị em tiêu thụ hàng ngày cũng có thể khiến cho tình chất và mùi vùng kín thay đổi. Đặc biệt, một số loại gia vị có mùi hăng nồng như:

– Hành, tỏi, măng tây…Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại đồ uống như cà phê, rượu, bia, thức ăn đóng hộp cũng làm thay đổi mùi khí hư và khiến cho vùng kín có mùi.

Vùng kín mùi hôi nhưng không ngứaThói quen ăn uống cũng có thể khiến vùng kín có mùi.

– Nếu chị em nhận thấy khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa hãy kiểm tra loại thực phẩm mình đang tiêu thụ. Sau đó, hãy ngừng sử dụng chúng để giảm mùi hôi.

7. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Thời gian đầu khi mới bị bệnh, nữ giới sẽ nhận thấy khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường kèm theo mùi hôi khó chịu.

Khi tình trạng viêm nhiễm âm đạo diễn tiến nặng hơn thì vùng kín sẽ tiết ra dịch màu vàng, vón cục và có mùi hôi. Thậm chí, có một số trường hợp gây ngứa ngát, đau rát bất thường.

Nếu tình trạng này không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên những tổn thương ở đường tiết niệu hoặc viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung. Những bệnh lý này cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá trình thụ thai ở nữ giới sau này.

8. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản, khiến cho khí hư tiết ra nhiều kèm theo mùi hôi tanh khó chịu. Hiện tượng viêm nhiễm này xuất hiện thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, bệnh chlamydia.

Viêm vùng chậu xảy ra khi lượng vi khuẩn từ cổ tử cung và âm đạo phát triển, lây lan đến cổ tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Sau khi xâm nhập những loại vi khuẩn này có thể làm phát sinh tình trạng áp xe trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Nếu chị em không kịp thời điều trị có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Đau xương chậu mãn tính, mang thai ngoài tử cung thậm chí là vô sinh, hiếm muộn…

9. Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung thường do nấm, ký sinh trùng gây nên. Chúng khiến cho vùng âm đạo bị viêm loét và gây nên tình trạng khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa.

Nguyên nhân làm vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứaVùng kín mùi hôi nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu viêm cổ tử cung.

Không chỉ vậy, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: rối loạn kinh nguyệt, tiểu rắt, tiểu buốt, đau rát khi quan hệ, chảy máu vùng kín… Nếu tình trạng này kéo dài, không được xử lý kịp thời có thể khiến chị em khó mang thai, thậm chí là vô sinh.

10. Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa do mắc bệnh lậu

Ngoài những nguyên nhân trên, vùng kín chị em có mùi hôi nhưng không ngứa cũng có thể do mắc bệnh lậu. Đây là bệnh lý nguy hiểm do tạo khuẩn Neisseria gonorrhoeae xâm nhập vào cơ thể con người. Chúng thường sinh sống trong môi trường ẩm thấp như bộ phận sinh dục.

Ngoài việc tiết ra nhiều khí hư, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng khác như: Đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục. Bệnh lậu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em.

11. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm ở nữ giới. Các triệu chứng thường gặp khi bị ung thư cổ tử cung như: Xuất hiện tình trạng khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa, màu khí hư bất thường, đau khi quan hệ hoặc khi đi tiểu.

III – Dấu hiệu nhận biết vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa

Để nhận biết vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa chị em có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

– Vùng kín xuất hiện mùi hôi khó chịu, mức độ mùi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, tình trạng.

– Vùng kín tiết ra nhiều khí hư có màu trắng, sánh đặc và lợn cợn như bã đậu.

– Khí hư có mùi hôi, loãng màu sắc bất thường như màu xám, vàng, xanh và kèm theo bọt…

– Dịch âm đạo tiết ra nhiều kèm theo một số dấu hiệu khác như: Đau buốt khi đi tiểu, đau bụng dữ dội khi xuất hiện kinh nguyệt….

IV – Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có sao không?

Có nhiều chị em gặp phải tình trạng vùng kín có mùi hôi nhưng không bị ngứa cảm thấy rất lo lắng, liệu tình trạng này có gây ảnh hưởng nghiêm trọng không. Cho dù là nguyên nhân nào gây nên tình trạng này cũng có thể khiến cho công việc, cuộc sống, đời sống sinh hoạt và khả năng sinh sản của chị em bị tác động như:

– Ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt vợ chồng: Vùng kín có mùi hôi khiến cho chị em cảm thấy thiếu tự tin, ngại gặp gỡ mọi người. Đặc biệt, trong đời sống vợ chồng khi vùng kín có mùi chị em thường ngại gần gũi, không tự tin. Khi tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới hạnh phúc vợ chồng.

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có sao khongVùng kín có mùi hôi khiến chị em mất tự tin.

– Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Vùng kín có mùi nhưng không ngứa cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Vì vậy, nếu chị em không điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh.

– Ảnh hưởng tới thai nhi: Nếu mẹ bầu bị ngứa vùng kín do viêm âm đạo, viêm vùng chậu hay mắc bệnh lậu… không chữa trị kịp thời có thể khiến cho thai nhi bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Đặc biệt, khi sinh trẻ bằng phương pháp sinh thường cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ, trẻ có thể lây bệnh từ mẹ.

V – Một số cách khử mùi hôi vùng kín không ngứa hiệu quả

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa xuất hiện có thể do những thói quen sinh hoạt, vệ sinh chưa đúng cách hoặc cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý. Vì vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có những cách xử lý khác nhau.

1. Khử mùi hôi vùng kín tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên

Nếu vùng kín chị em có mùi hôi nhưng không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để khắc phục như:

Cách khử mùi hôi vùng kín không ngứaTrị mùi hôi vùng kín bằng lá húng quế.

– Xông hơi vùng kín: Áp dụng phương pháp này từ 2-3 lần/tuần hoặc cách này với một số loại nguyên liệu đơn giản, lành tính như muối, phèn chua, trà xanh… sẽ giúp ngăn ngừa viêm phụ khoa. Đồng thời, khử được mùi hôi vùng kín hiệu quả.

– Sử dụng lá húng quế: Loại lá này có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có khả năng sát trùng, kháng khuẩn hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng lá húng quế để khử mùi hôi ở vùng kín. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn sử dụng một nắm lá húng quế rửa sạch rồi mang đun sôi với nước rồi tắt bếp. Sau đó, đợi nước nguội dùng chúng để vệ sinh vùng kín để loại bỏ mùi hôi.

– Dùng ngải cứu: Ngải cứu được chứng minh có tác dụng điều trị viêm âm đạo và trị dứt điểm mùi hôi tại vùng kín. Cách làm như sau bạn dùng 20g lá ngải cứu mang rửa sạch và phơi khô. Sau đó, đun 1 lít nước cho tới khi nước chuyển sang màu ngả vàng rồi tắt bếp để nguội. Bạn sử dụng nước này để rửa âm đạo. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng 2-3 lần/tuần, không áp dụng dài ngày và không thụt rửa sâu.

2. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Chị em nên đến bệnh viện ngay khi:

– Vùng kín có mùi hôi dai dẳng, không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp điều trị nêu trên.

– Nếu xuất hiện các triệu chứng như rát, ngứa, sưng đỏ, đau bụng…

– Sau khi thăm khám bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp như: Sử dụng thuốc uống, thuốc đặt âm đạo…

– Trong quá trình điều trị chị em nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc theo liều lượng không nên tự ý thêm hoặc bớt ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.

VI – Cách phòng tránh vùng kín có mùi hôi

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa gây nên nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của chị em. Do đó, để tránh gặp phải hiện tượng này bạn có thể tham khảo và áp dụng theo một số phương pháp sau đây:

1. Thay đổi thói quen vệ sinh

Để hạn chế vùng kín có mùi hôi chị em cần phải duy trì thói quen vùng kín vệ sinh sạch sẽ khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt lưu ý:

– Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục.

– Giặt quần lót sạch với xà bông không mùi hương.

– Tắm rửa sạch sẽ sau khi tập thể dục thể thao hoặc các hoạt động tiết ra nhiều mồ hôi.

– Sau khi đi vệ sinh nên sử dụng khăn giấy sạch lau khô vùng kín từ trước ra sau để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo.

– Khi tắm nên tráng để xà phòng, sữa tắm tiếp xúc với âm hộ vì xà phòng có thể khiến cho độ pH âm đạo thay đổi, gây nhiễm trùng.

2. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ đúng cách cũng có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và khử mùi hôi cho vùng kín. Chị em nên chọn dung dịch vệ sinh có đầy đủ các tiêu chí sau:

– Có độ pH phù hợp với âm đạo của chị em.

– Lựa chọn dung dịch vệ sinh ở dạng gel.

Nếu chị em đang trong độ tuổi trung niên có thể tham khảo và sử dụng dung dịch Elpis 40+. Sản phẩm có nhiều đặc tính nổi bật như:

Elpis 40+ có pH trung tính tương thích với pH sinh lý phụ nữ trung niên.

– Hoạt chất mới Sepicalm có trong Elpis 40+ làm dịu da, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm, ngứa, kích ứng, thúc đẩy tái tạo tế bào để trẻ hóa làn da.

– Lactoserum có tác dụng dưỡng ẩm, duy trì độ ẩm tự nhiên.

– Acid lactic và Vitamin E giúp duy trì cân bằng pH sinh lý, củng cố hàng rào bảo vệ da.

3. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

Mặc quần lót quá chật cũng được liệt kê vào danh sách những nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa. Chính vì vậy, chị em nên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát.
Nên chọn đồ lót làm bằng chất liệu cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, chị em cần phải giữ đồ lót sạch sẽ để tránh làm tăng mùi hôi.

4. Thăm khám phụ khoa định kỳ

Thăm khám phụ khoa định kỳ là hoạt động cần thiết để ngăn ngừa vùng kín có mùi hôi. Thăm khám còn giúp chị em sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để khắc phục kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chị em nên thăm khám phụ khoa từ 3-6 tháng/lần.

Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý tình trạng vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa. Nếu bạn có câu hỏi nào cần được tư vấn thêm hãy liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17905-vaginal-odor
https://health.unl.edu/vaginal-odor-what%E2%80%99s-normal-and-what%E2%80%99s-not
https://www.verywellhealth.com/vaginal-odor-6362565

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Your Email address will not be published.

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐẶT HÀNG

Cảm ơn bạn đã đặt hàng sản phẩm:

Dung Dịch Vệ Sinh Elpis 45+
Dung tích: 200ml
Số lượng: 1
Giá: 125.000vnđ
Hoặc bạn muốn được tư vấn hay đặt hàng trực tiếp từ các chuyên gia của chúng tôi thông qua
Hotline: 1800 1125
Họ và tên:
Số điện thoại:
Địa chỉ:
Tỉnh/Thành:
Lời nhắn:
Sản phẩm:
Số lượng:
Đơn hàng của bạn có giá là:
Chưa bao gồm phí vận chuyển
VỀ TRANG CHỦ
Elpis 45+ được phân phối bởi Đại Bắc Group

Miền Bắc: Số 11 đường Công nghiệp 4, KCN Sài Đồng B, P. Thạch Bàn, Q.Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 0243 7761 445 Fax: 0243 7761 448

Miền Nam: 25/16/17-21 Lê Thị Kỉnh, Ấp 3, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh. Điện Thoại: 028 6265 7038/ 02862646868

Miền Trung: 315 Ỷ Lan Nguyễn Phi, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Điện Thoại: 0236 3638 222 Fax: 0236 3638 224

Dược sĩ tư vấn 1800 1125 Mua hàng