Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
8 Bài tập Yoga cân bằng nội tiết tố nữ, cải thiện vóc dáng
Ẩn
]Tập yoga cân bằng nội tiết tố là cách được nhiều chị em lựa chọn hiện nay. Bởi khi tập luyện không chỉ nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe mà còn cải thiện vóc dáng, làn da hiệu quả. Vậy để đạt được kết quả mong muốn cần lưu ý những điều gì khi thực hiện?
I – Rối loạn nội tiết tố là như thế nào?
Rối loạn nội tiết tố là tình trạng các tuyến nội tiết trong cơ thể không sản xuất đủ hoặc quá nhiều hormone. Hormone đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm:
– Sự phát triển và trưởng thành
– Sinh sản
– Trao đổi chất
– Tâm trạng
– Giấc ngủ
– Rối loạn nội tiết tố là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ và có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tình trạng này gây nên nhiều nguy hiểm có hại cho sức khỏe sinh sản. Do đó, chị em không nên chủ quan, khi nhận thấy các dấu hiệu nên tìm cách khắc phục nhanh chóng.
Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nội tiết tố có thể rất khác nhau tùy thuộc vào loại hormone bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:
– Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
– Khô âm đạo
– Bốc hỏa
– Tăng cân
– Mệt mỏi
– Mất ngủ
– Thay đổi tâm trạng
– Giảm ham muốn tình dục
– Chẩn đoán rối loạn nội tiết tố thường dựa trên các triệu chứng, khám lâm sàng và xét nghiệm máu.
II – Tại sao Yoga giúp cân bằng nội tiết tố?
Để trị rối loạn nội tiết tố nữ có nhiều cách, một trong số đó là tập luyện yoga. Đây không chỉ là một hình thức tập luyện về thể chất mà còn là phương pháp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình giảm căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm…Các buổi tập thường xuyên sẽ mang lại sự kích thích cho cơ thể giải phóng các hormone quan trọng, giúp cân bằng nội tiết tố. Cụ thể như sau:
Tập yoga giúp thư giãn, giảm stress nhờ đó cân bằng lại nội tiết tố.
1. Tập yoga giúp giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi
Nếu như bạn luyện tập yoga thường xuyên, cơ thể sẽ giải phóng các hormone giúp giảm trầm cảm, lo lắng và tăng cảm giác hạnh phúc. Một số hormone gồm:
– Endorphin: Endorphin được biết đến như một loại thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể. Khi chúng thường được giải phóng trong các khoảnh khắc vui vẻ, hoặc thể dục sau những thành công và vượt qua khó khăn. Endorphin tương tác với thụ thể não, mang lại cảm giác hưng phấn và giảm căng thẳng hiệu quả. Chính vì vậy, các buổi tập luyện có thể tạo nên cảm giác thư giãn và tăng cường tinh thần.
– Cortisol: Chúng được biết đến như một hormone căng thẳng thường được giải phóng khi cơ thể đối mặt với tình trạng mệt mỏi, stress. Khi tập yoga thường xuyên sẽ giúp giảm cortisol, làm giảm căng thẳng và mang đến sự bình yên trong tâm trí.
– Serotonin: Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, cảm giác buồn bã, trầm cảm. Nếu tập yoga, serotonin được giải phóng làm tăng mức năng lượng trong cơ thể. Từ đó, cải thiện chức năng nhận thức, tăng trí nhớ và tỉnh táo, tập trung hơn.
2. Yoga giúp kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể
Các bài tập yoga trị rối loạn nội tiết tố giúp kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể như:
– Một số động tác kích thích toàn bộ hệ thống duy trì chức năng giúp sản xuất và phân phối đều đặn hormone đi khắp cơ thể,
– Cơ bắp khi được luyện tập thường xuyên giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
– Khi tập luyện yoga cân bằng nội tiết tố thường tập trung vào hơi thở. Nhờ đó, giúp kích thích hệ thống nội tiết tố hoạt động hiệu quả hơn.
– Mất cân bằng nội tiết tố nữ có thể xảy ra do căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng tập yoga giúp giảm căng thẳng.
– Theo các chuyên gia, các bài tập yoga chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không thể thay thế cho các bệnh lý nội tiết. Do đó, những người mắc bệnh nội tiết cần đi thăm khám và tư vấn kỹ bởi các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết.
III – Những bài tập yoga cân bằng nội tiết tố bạn nên thử
Yoga không chỉ là một hình thức tập luyện về thể chất mà còn là phương pháp giúp cải thiện tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Các động tác yoga giúp kích thích cơ quan nội tiết và tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể.
Dưới đây là một số bài tập yoga cân bằng nội tiết tố bạn có thể tham khảo:
1. Tư thế lạc đà
Tư thế lạc đà là một trong những động tác khi tập luyện sẽ mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa sinh sản. Ngoài ra, chúng còn tăng cường sự dẻo dai, khỏe khoắn cho cột sống, cải thiện vóc dáng làm cho xương sống, cơ ở lưng, vai, tay trở nên khỏe mạnh hơn.
Động tác lạc đà.
Các bước thực hiện như sau:
– Bước 1: Bắt đầu với tư thế quỳ xuống sao cho đầu gối 2 bên chân dang rộng sang hai bên. Phần đùi vuông góc với sàn nhà.
– Bước 2: Xoay đùi nhẹ nhàng vào bên trong, tiếp đến bạn khép hông lại. Giữ mông thật vững nhưng không nên ép mình phải cố gắng gồng hết sức. Lòng bay tay nắm lấy gót chân và hướng ngón tay đến gót chân.
– Bước 3: Tiếp tục xoay nhẹ cánh tay ra phía bên ngoài sao cho nếp nhăn của khuỷu tay ở phía trước mà không để ép 2 bả vai vào nhau.
– Bước 4: Giữ cổ đặt ở vị trí giữa, không căng cổ và gồng quá sẽ làm cho cơ họng bị cứng. Bạn hãy cố gắng giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây cho đến 1 phút để bài tập phát huy tối đa hiệu quả.
2. Tư thế Bhujangasana
Tư thế Bhujangasana hay còn gọi là động tác rắn hổ mang được nhiều chị em lựa chọn tập khi bị rối loạn nội tiết tố nữ. Các động tác thực hiện khá đơn giản nên phù hợp với những người mới bắt đầu luyện tập.
Động tác rắn hổ mang.
Khi tập tư thế Bhujangasana thường xuyên sẽ giúp giảm những biểu hiện của tuổi tiền mãn kinh hoặc giảm đau bụng kinh hiệu quả. Chính vì vậy, bạn có thể tìm hiểu và tập luyện để giải quyết vấn đề mình đang gặp phải một cách hiệu quả.
Các bước thực hiện như sau:
– Bước 1: Bắt đầu với tư thế nằm sấp ở trên thảm tập, sau đó dùng tay của mình chống nhẹ nhàng nhằm nâng phần thân trên của cơ thể lên. Đồng thời, bạn cần cố gắng giữ cho phần dưới ở nguyên vị trí, không xê dịch.
– Bước 2: Trong bước này, bạn chỉ cần cố gắng dùng hết lực để kéo căng vùng thắt lưng.
– Bước 3: Hãy giữ nguyên tư thế này trong 5 nhịp thở. Cuối cùng, bạn chỉ cần hạ người xuống mặt sàn rồi thả lỏng cơ thể.
3. Tư thế cây cầu
Đây là tư thế yoga cân bằng nội tiết tố nữ bạn có thể tham khảo và đưa vào kế hoạch tập luyện của mình. Động tác cây cầu sẽ tác động trực tiếp đến khung xương chậu và tuyến giáp của người tập.
Lực tác động của bài tập sẽ tăng cường hoạt động cho tuyến giáp nơi nội tiết tố được sản xuất. Khi tập luyện đều đặn và đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này nhanh chóng.
Tư thế cây cầu.
Các bước thực hiện như sau:
– Bước 1: Nằm ngửa lưng trên tấm thảm.
– Bước 2: Bạn giữ 2 chân trên mặt sàn, đầu gối cong lại sao cho mắt cá chân và đầu gối tạo thành một đường thẳng. Đặt tay bên cạnh người, lòng bàn tay hướng xuống phía bên dưới.
– Bước 3: Tiếp tục hít một hơi và nâng cao phần lưng của bạn ra khỏi mặt sàn nhà. Lúc này hãy để chân, tay và vai của bạn giữ trọng lực cho toàn bộ cơ thể. Đồng thời, trong quá trình thực hiện bạn cần phải cố gắng siết chặt lại cơ mông và đảm bảo đùi sẽ song song với mặt sàn.
– Bước 4: Nên duy trì tư thế tập này trong khoảng 1 phút đồng thời điều chỉnh nhịp thở chậm và sâu để đạt được kết quả như mong muốn.
4. Tư thế yoga cân bằng nội tiết tố cánh bướm
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất cân bằng nội tiết tố hãy thử ngay động tác yoga cánh bướm. Bạn không cần hao tốn quá nhiều thời gian thực hiện. Sau một thời gian tập luyện bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ.
Bài tập này giúp tăng lưu thông máu và tác động trực tiếp đến cơ quan sinh dục. Đồng thời, kích thích tử cung, tuyến tiền liệt tăng sinh nội tiết tố nữ.
Cân bằng nội tiết tố bằng tư thế cánh bướm.
Các bước thực hiện như sau:
– Bước 1: Bắt đầu với tư thế ngồi thẳng lưng trên thảm tập. Tiếp đến, bạn co 2 chân của mình lại và điều chỉnh sao cho 2 lòng bàn chân áp chặt vào nhau.
– Bước 2: Đưa 2 tay để nắm lấy 2 bàn chân tương ứng, bắt đầu mở rộng đầu gối về 2 phía khác nhau để tạo nên hình những cánh bướm đang đập.
– Bước 3: Duy trì tư thế này trong khoảng 1 phút. Đồng thời, để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố bạn nên tập luyện thường xuyên.
5. Tư thế châu chấu
Có rất nhiều bài tập yoga cân bằng nội tiết tố được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm tập luyện nên tham khảo và lựa chọn được bài tập phù hợp.
Tư thế châu chấu cũng là một trong những bài tập bạn có thể lựa chọn. Động tác này sẽ tác động chính vào khu vực bụng, lưng và ngực của người tập. Đồng thời, chúng còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu đến khu vực này. Nhờ đó, hỗ trợ cổ tử cung và buồng trứng hoạt động ổn định hơn.
Tư thế châu chấu.
Các bước tập luyện như sau:
– Bước 1: Trước tiên, bạn cần điều chỉnh cơ thể nằm sấp ở trên mặt sàn. Sau đó, để tay và chân duỗi thẳng, sao cho phần mu bàn chân úp xuống mặt sàn.
– Bước 2: Điều chỉnh lại 2 bàn chân của bạn chạm vào nhau, tiếp đến là nâng cả 2 chân lên phía trên. Lưu ý, bạn nên để 2 chân tạo thành đường thẳng trên không trung, bạn cần tăng lực tạo đầu gối, đùi và bụng).
– Bước 3: Tiếp tục nâng đầu, ngực cũng như cánh tay ra khỏi mặt sàn và hướng về phía sau chúng tôi.
– Bước 4: Trong quá trình tập, bạn hãy để mắt nhìn thẳng, cổ thì giữ nguyên vị trí và không ngửa ra sau. Đồng thời, bạn hãy cố gắng giữ nguyên tư thế trong 5 nhịp thở.
6. Tư thế Supta Baddha Konasana
Tư thế Supta Baddha Konasana sẽ giúp 2 vị trí hông và xương chậu linh hoạt, kích thích đào thải độc tố. Đồng thời, tăng sinh nội tiết tố nữ và tinh thần cho bạn khoan khoái hơn.
Tư thế Supta Baddha Konasana.
Các bước thực hiện như sau:
– Bước 1: Khởi động với tư thế nằm ngửa rồi gập đầu gối sao cho lòng bàn chân vẫn giữ nguyên trên thảm tập.
– Bước 2: Tiếp đến, bạn tiến hành mở đầu gối của mình sang 2 bên sao cho lòng bàn chân chạm vào nhau. Phần tay có thể đặt ở những vị trí tùy thích. Bạn hãy cố gắng duy trì tư thế này trong vài phút kết hợp với nhịp thở sâu và đều.
7. Tư thế chó úp mặt
Tư thế chó úp mặt cũng là một trong những bài tập yoga cân bằng nội tiết tố được nhiều người lựa chọn. Khi thực hiện, các động tác này sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc, tinh thần sảng quái. Đồng thời, chúng giúp kéo dài các cột sống và nâng cao sức mạnh cho tay, chân và vai.
Tư thế chó úp mặt có lợi cho người bị rối loạn nội tiết tố.
Các bước thực hiện như sau:
– Bước 1: Đứng thẳng rồi đặt hai chân rộng bằng vai.
– Bước 2: Úp mặt sát vào chân sao cho hai bàn tay chạm xuống đất. Cho cơ thể tiếp xúc với mặt sàn bằng 4 chi để tạo thành chữ V ngược.
– Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Đồng thời, lặp lại tư thế này trong khoảng 2-3 lần.
8. Tư thế Prasarita padottanasana
Tư thế Prasarita padottanasana tác động đến phần cột sống lưng, bắp chân… Nhờ vậy mà hệ tiêu hóa, hệ thống nội tiết tố của người tập sẽ được bổ sung năng lượng và kích thích hoạt động nhịp nhàng hơn.
Tư thế Prasarita padottanasana.
Các bước thực hiện như sau:
– Bước 1: Đứng thẳng 2 chân của bạn và mở rộng hơn so với vai, đầu gối hơi cong. Lưu ý, hãy để đầu gối và những ngón chân của bạn đều được hướng về phía trước.
– Bước 2: Đặt 2 cánh tay lên hông rồi điều chỉnh nhịp thở của mình và bắt đầu uốn người xuống từ xương chậu. Trong khi cúi đầu, bạn hãy đưa tay đặt lên trên mặt sàn, cố gắng kéo căng cột sống.
– Bước 3: Duy trì tư thế gập người chân rộng trong khoảng 1 phút thì thoát thế và trở về trạng thái ban đầu.
Video bài tập yoga cân bằng nội tiết nữ đơn giản.
IV – Lưu ý khi tập yoga trị liệu rối loạn nội tiết tố
Những bài tập yoga cân bằng nội tiết nêu trên có thể mang tới hiệu quả cao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ chấn thương bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau:
1. Lựa chọn bài tập phù hợp
– Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố, hãy lựa chọn bài tập yoga phù hợp.
– Nên tham khảo ý kiến của giáo viên yoga có kinh nghiệm để được tư vấn bài tập phù hợp.
– Bắt đầu với những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng và tăng dần độ khó theo thời gian.
2. Tập luyện đúng tư thế
– Tập yoga sai tư thế có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả và thậm chí dẫn đến chấn thương.
– Luôn tập trung vào cơ thể và điều chỉnh tư thế khi cần thiết.
– Nếu bạn cảm thấy đau đớn, hãy ngừng tập luyện ngay lập tức.
3. Tập luyện thường xuyên
– Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên tập yoga ít nhất 3 lần mỗi tuần.
– Mỗi lần tập nên kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng.
– Tập luyện đều đặn sẽ giúp cân bằng nội tiết tố và cải thiện sức khỏe tổng thể.
4. Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học
– Yoga chỉ là một phần trong quá trình điều trị rối loạn nội tiết tố.
– Kết hợp yoga với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học sẽ giúp đạt hiệu quả tốt hơn.
– Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
– Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt và thức uống có cồn.
– Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
– Giảm căng thẳng bằng cách tập thiền, yoga hoặc các hoạt động thư giãn khác.
5. Lắng nghe cơ thể
– Quan trọng nhất là bạn cần lắng nghe cơ thể của mình.
– Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi.
– Nếu bạn cảm thấy đau đớn, hãy ngừng tập luyện.
– Tập yoga là một quá trình lâu dài, cần sự kiên trì và nỗ lực.
!Lưu ý:
– Nếu bạn đang mang thai hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập yoga.
– Nên tập yoga dưới sự hướng dẫn của giáo viên yoga có kinh nghiệm để đảm bảo tập đúng tư thế và tránh chấn thương.
– Các bài tập yoga chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không thay thế cho thuốc trong việc điều trị bệnh lý nội tiết tố. Do đó, nếu thấy các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám.
Trên đây là 8 bài tập yoga cân bằng nội tiết tố bạn có thể thực hiện tại nhà. Nếu như còn bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp ngay về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh