Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh
Tập Yoga bị chóng mặt buồn nôn: Nguyên nhân, phòng tránh
Ẩn
]Tập yoga bị chóng mặt buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe bạn không nên bỏ qua. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Làm sao để phòng tránh? Nếu bạn cũng đang muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
I – Hoa mắt chóng mặt là như thế nào?
Hoa mắt là cảm giác xây xẩm, tối sầm mặt và thương xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế như từ tư thế nằm sàng ngôi hoặc từ ngồi chuyển sang đứng dậy. Dấu hiệu này có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.
Hoa mắt chóng mặt là tình trạng nhiều người gặp phải.
Chóng mặt được mô tả là cảm giác bạn thấy những đồ vật xung quanh mình xoay tròn theo nhiều hướng hoặc ngược lại. Dấu hiệu này có thể xuất hiện khi bạn xoay đầu hoặc thay đổi tư thế.
Chúng kéo dài trong khoảng vài giây hoặc nhiều giờ liên tục khiến bạn phải nằm yên một chỗ. Trong một số trường hợp bị chóng mặt nặng bạn còn có thể gặp phải tình trạng buồn nôn.
Hoa mắt chóng mặt có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu như triệu chứng này chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết thỉnh thoảng xảy ra nhưng ngắn thường lành tính. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này kéo dài từ 30 phút trở lên thường liên quan tới các bệnh lý như thiếu máu mạn, tình trạng xơ vừa nặng của mạch máu…
II – Nguyên nhân tập yoga bị chóng mặt buồn nôn
Yoga là một bộ môn tập luyện nhẹ nhàng, có tác dụng làm thư giãn cơ thể, giải tỏa căng thẳng tốt. Tập yoga đòi hỏi sự dẻo dai và kiên trì của người tập.
Một số động tác yoga có thể khiến cho người tập bị chóng mặt, buồn nôn. Thực tế cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như:
1. Do mới bắt đầu tập luyện
Tập yoga bị buồn nôn chóng mặt có thể do bạn chưa quen với bộ môn này. Đặc biệt, những người mới bắt đầu tập yoga sẽ cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn dù là bất cứ độ tuổi nào.
Nguyên nhân là do cơ thể của bạn chưa kịp thích nghi với các tư thế yoga như ngửa người ra sau, cúi đầu, đảo ngược hoặc xoay người liên tục. Không chỉ vậy, việc không vận động lâu ngày cũng khiến khí huyết lưu thông kém, đến khi tập yoga dòng năng lượng trong cơ thể lưu thông mạnh mẽ hơn.
Người mới bắt đầu tập yoga có thể dễ bị chóng mặt buồn nôn.
Việc chảy máu nhanh hơn, lượng máu đưa về tim, não, nhiều đột ngột cũng khiến cho các cơ quan trong cơ thể chưa kịp thích nghi gây nên hiện tượng chóng mặt. Đây cũng là lý do giải thích tại sao tập yoga bị chóng mặt.
2. Rối loạn tiền đình hoặc các bệnh liên quan tới não bộ
Tập yoga bị hoa mắt chóng mặt do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Hiện tượng này xảy ra cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn tiền đình hoặc các bệnh liên quan tới não bộ.
– Rối loạn tiền đình: Đây là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hay tắc nghẽn động mạch nuôi dưỡng não và dây thần kinh số 8 bị tổn thương ở khu vực tai và trong não.
Điều này khiến cho tiền đình mất đi khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, quay cuồng, buồn nôn…Những dấu hiệu này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng tới cuộc sống và khả năng lao động của bệnh. Đây cũng là lý do giải thích vì sao nhiều người tập yoga bị buồn nôn.
– U não: Nếu bạn tập yoga và cảm thấy cơ thể mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng hay bị chóng mặt kèm theo đau đầu, buồn nôn, nôn mửa…thì đây rất có thể là triệu chứng của bệnh u
não. U não được chia thành 2 loại đó là u não lành tính và u não ác tính. Dù là u lành tính hay ác tính thì những tế bào não cũng đều bị tổn thương và có thể đe dọa tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
3. Thực hiện tư thế chưa đúng
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người tập yoga bị hoa mắt chóng mặt là do tập luyện sai tư thế. Điều này không chỉ gây nên những chấn thương hoặc căng nhức vùng cơ quanh cổ và đầu. Cuối cùng, có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
Ngoài ra, nhiều người khi tập yoga chưa điều chỉnh được hơi thở cũng có thể gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Hơi thở ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng buổi tập, tăng khả năng chịu đựng cho cơ thể.
Tập yoga bị chóng mặt có thể do thực hiện tư thế chưa đúng.
Hơi thở đúng là thở sâu và đều đặn, đúng nhịp với các chuyển động của cơ thể. Nếu bạn thở ra quá nhanh hoặc giữ hơi thở lâu khiến người tập cảm thấy chóng mặt, kiệt sức.
4. Thiếu hoặc thừa nước và dinh dưỡng
Vì sao tập yoga bị buồn nôn chóng mặt? Cơ thể thiếu nước và dinh dưỡng cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Có nhiều người không có thói quen uống nước trước khi tập luyện bởi sợ đầy bụng. Tuy nhiên, trên thực tế khi luyện tập sẽ khiến cơ thể mất rất nhiều nước. Nếu bạn không cung cấp nước kịp thời sẽ mất cân bằng nước và muối khoáng gây nên tình trạng mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều nước cũng có thể làm giảm lượng natri trong máu, kèm theo hiện tượng buồn nôn.
Nếu tập luyện khi no sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày, tập luyện khi đói khiến cơ thể con người bị kiệt sức. Tập yoga với dạ dày trống rỗng sẽ khiến cho năng lượng dự trữ của bạn bị hao hụt và gây hạ đường huyết dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn.
5. Tập luyện quá sức
Tập yoga bị chóng mặt buồn nôn cũng có thể do bạn tập luyện quá sức. Khi tập luyện quá sức khiến cho nhịp tim và huyết áp tăng cao, gây nên cảm giác chóng mặt, buồn nôn.
Trong một số trường hợp, tập luyện yoga quá sức còn có thể kéo theo các triệu chứng khác như: Đứng không vững, loạng choạng,…
III – Cách phòng tránh bị chóng mặt khi tập yoga
Tập yoga bị chóng mặt, buồn nôn là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Nếu như bạn gặp phải hiện tượng này khi thực hiện bất cứ tư thế nào hãy cố gắng hít thở thật sâu. Đồng thời, tham khảo và áp dụng thêm một số cách dưới đây để phóng tránh bị buồn nôn, chóng mặt khi tập luyện:
1. Giữ cơ thể được hydrat hóa
Hydrat là bổ sung thêm nước trong quá trình tập yoga bị mất nước qua hiện tượng toát mồ hôi. Lượng nước bạn cần uống tùy thuộc vào thời gian tập luyện và lượng mồ hôi mất đi.
Bổ sung nước giúp làm sạch toàn bộ bên trong cơ thể, chứ không chỉ riêng đường tiêu hóa. Uống đủ lượng nước cần thiết tạo điều kiện lưu thông máu tốt hơn. Đồng thời giúp cho tinh thần của người tập được minh mẫn, cải thiện chứng chóng mặt, buồn nôn.
Người tập nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết.
Để tránh tập yoga bị chóng mặt bạn nên uống nước trước và sau khi tập luyện. Có thể uống nước khoáng hoặc trà xanh, nước ép trái cây, sữa đậu nành… Nên hạn chế sử dụng các loại thức uống có gas, chất kích thích như bia, rượu…
2. Ăn nhẹ trước khi tập luyện
Để tránh tập yoga bị hoa mắt chóng mặt ngoài việc bổ sung đủ lượng nước cần thiết bạn cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống. Bởi trong các tư thế yoga các động tác cúi người, vặn người có thể gây cảm giác không thoải mái thậm chí là buồn nôn. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn bắt đầu tập bằng một chiếc bụng đói.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tập yoga bị chóng mặt buồn nôn là khi tập luyện, lượng đường trong máu thấp. Nếu như cơ thể đã sử dụng hết lượng calo dự trữ, người tập có thể đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường và cảm thấy chóng mặt, buồn nôn thậm chí là ngất xỉu.
Bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập yoga. Những món ăn lành mạnh, có nguồn gốc từ thực vật là món ăn nhẹ lý tưởng trước khi tập luyện.
Bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể để thực hiện tốt các động tác trong cả buổi tập như: Trái cây, các loại hạt, thanh lương khô, ngũ cốc, protein….
Chúng ta không nên ăn quá nhiều trước khi tập yoga bất kể thực phẩm là gì. Cố gắng ăn trước khoảng 1 tiếng trước khi tập.
3. Tập luyện ở tốc độ và cường độ phù hợp
Nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người tập yoga bị chóng mặt là do tập luyện quá mức khi cơ thể chưa sẵn sàng cho việc đó. Đẩy bản thân quá giới hạn tập luyện có thể dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả những chấn thương cũng như căng cơ và khớp. Vì vậy, cho dù là người mới bắt đầu hay đã quen với cường độ tập luyện của mình, hãy cố gắng tập ở tốc độ và cường độ phù hợp.
Tập yoga với mức độ phù hợp, không tập quá sức.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua việc nâng dần cường độ của các bài tập. Bạn hãy thực hiện điều này một cách từ từ và thận trọng để tránh bị hoa mắt, chóng mặt khi tập.
Bạn hãy trao đổi với bác sĩ hoặc huấn luyện viên về những gì mình đang cố gắng thực hiện. Họ sẽ giúp bạn lựa chọn được những bài tập phù hợp hoặc tăng cường độ các bài tập một cách khoa học.
4. Sử dụng tư thế hỗ trợ và tránh các tư thế mạo hiểm nếu cảm thấy không ổn
Những bài tập yoga cường độ cao hoặc tốc độ cao cũng có nhiều khả năng gây chóng mặt, buồn nôn hơn so với những bài tập nhẹ nhàng khác. Cụ thể, các tư thế ngược, tư thế đứng gập người về phía trước hay tư thế lạc đà đều có khả năng làm cho tình trạng chóng mặt, buồn nôn trở nên trầm trọng hơn.
Để tránh bị chóng mặt khi tập yoga bạn nên sử dụng tư thế hỗ trợ và tránh các tư thế mạo hiểm nếu bản thân chưa thực sự sẵn sàng. Tuy nhiên, nếu bạn tham gia các lớp tập yoga sẽ không được tự do lựa chọn tư thế mà phải tuân thủ theo hướng dẫn của giáo viên. Dù vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy chóng mặt có thể thực hiện tư thế trẻ em để giúp cơ thể thư giãn.
Bên cạnh đó, người tập cũng cần lưu ý vấn đề không chỉ nằm ở tư thế mà còn do cách bạn thực hiện. Nếu thay đổi tư thế không chính xác có thể là nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt, hoa mắt.
Chẳng hạn, nếu từ tư thế đảo ngược mà trở lại tư thế đứng bình thường quá nhanh thì bạn sẽ dễ bị chóng mặt. Vì vậy, hãy làm mọi thứ một cách chậm rãi để cơ thể có thời gian thích nghi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dựa vào một bức tường gần để hỗ trợ nếu cảm thấy không an toàn.
Nếu như bạn mắc chứng cao huyết áp, tim mạch chỉ nên giữ những tư thế mạnh mẽ hoặc nằm sấp trong thời gian ngắn. Ngoài ra, đối với chứng cao huyết áp hãy lót 2 cánh tay dưới đầu.
5. Kỹ thuật hít thở trong yoga để giảm chóng mặt
– Không chỉ người mắc chứng mặt buồn nôn, bất cứ ai tập yoga đều phải nắm vững nguyên tắc hít thở trong quá trình tập luyện. Bởi chóng mặt, mất thăng bằng thường xảy ra khi bạn hít thở không đúng cách.
– Kiểm soát hơi thở là một phần quan trọng trong yoga nhưng ít người chú ý tới vấn đề này. Vì vậy, việc hít thở sai cách diễn ra rất thường xuyên.
– Nếu như bạn giữ hơi thở quá lâu hoặc thở quá nhanh có thể gặp phải tình trạng chóng mặt. Lý giải cho việc này, các nhà khoa học cho rằng khi hít thở quá nhanh sẽ khiến cho khí carbon dioxide sẽ được đào thải ra ngoài nhanh hơn.
– Trong khi đó, cơ thể vẫn chưa tạo được carbon dioxide, điều này khiến cho máu chứa ít axit và dẫn đến sự thay đổi hóa học trong chức năng thần kinh. Nếu như bạn nghi ngờ mình bị chóng mặt do nguyên nhân này gây nên hãy thả lỏng cơ thể và hít thở chậm và sâu một chút.
Chú ý tới kỹ thuật hít thở khi tập yoga.
– Ngoài những lưu ý khi tập yoga để tránh bị chóng mặt, buồn nôn bạn cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Ăn uống điều độ và nghỉ ngơi hợp lý là điều nên làm, bởi chính những tác nhân như dinh dưỡng mất cân đối, stress, mệt mỏi là nguyên nhân chính khiến bạn bị chóng mặt thường xuyên và ngày càng nặng hơn.
– Nếu tình trạng tập yoga bị chóng mặt ngày càng trở nên nặng hơn bạn nên chủ động tới bệnh viện để thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin cơ bản và hiện tượng tập yoga bị chóng mặt, buồn nôn. Hy vọng, thông qua bài viết này đã giúp bạn biết được nguyên nhân, cách phòng tránh hiệu quả. Nếu như bạn còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào vui lòng liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Tác giả: Dương Thị Thanh